Luật chống béo phì ở Nhật Bản

Ra đời vào năm 2008, đạo luật chống béo phì của Nhật này không nhằm phạt các cá nhân. Những người thừa cân và eo lớn hơn so với quy định chỉ phải áp dụng chế độ dinh dưỡng của các nhà chức trách đưa ra và sau 6 tháng kể từ chế độ ăn kiêng, nếu cân vẫn không giảm họ tiếp tục phải đào tạo lại cho đến khi đạt chuẩn.

44% dân số Nhật phải đo vòng eo

Chỉ số tiêu chuẩn cho vòng eo phụ nữ là 90, và đàn ông là 85 (áp dụng với những người từ 40-70 tuổi) được các nhà lập pháp nước này đưa ra dựa trên hướng dẫn của Ủy ban phòng chống tiểu đường quốc tế nhằm đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm và các bệnh liên quan đến cân nặng.

Tại đây có hẳn một đội ngũ cảnh sát chống béo phì. Họ làm nhiệm vụ kiểm soát tình trạng vi phạm luật cấm béo phì tại Nhật Bản.

“Trả giá” vì thừa 0,1cm vòng bụng

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, công dân Minoru Nogiri, 45 tuổi, chủ cửa hàng hoa, theo giấy triệu tập của thành phố Amagasaki, Minoru Nogiri, đến kiểm tra vòng eo để xem có phạm luật hay không.

Trước khi đến đây, ông Minoru Nogiri đã áp dụng chế độ ăn theo hướng dẫn nên rất tự tin sẽ không bị lọt vào danh sách béo phì hay còn gọi là “metabo”, một từ được dùng nhiều tại Nhật Bản trong những năm gần đây.

Thế nhưng khi nghe cán bộ phổ biến về quy định tiêu chuẩn mới của thành phố này cho vòng eo nam giới chỉ là 85cm, ông Minoru Nogiri biết mình đã thất bại, vì kết quả ông đo thử từ nhà có hơn chút xíu.

Quả đúng như thế thật, ông Minoru Nogiri được cô y tá thông báo có vòng eo: 85,1cm, thừa 0,1cm so với quy định tiêu chuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc ông Minoru Nogiri phải tiếp tục theo những khóa huấn luyện giảm cân của nhà nước tổ chức. Và phiền lụy hơn nữa, công ty ông làm việc sẽ bị vạ lây, phải nộp tiền phạt.

Chuyện tưởng như đùa trên mà lại là thật ở đất nước mặt trời mọc. Nhật Bản là nơi duy nhất trên thế giới béo phì bị coi là phạm pháp và những người béo phì phải rèn luyện hà khắc để thi hành án.

Béo phì được coi là một trong những căn bệnh của thời đại cùng với tiểu đường, huyết áp. Nhiều quốc gia đã và đang phải khổ sở với vấn đề thừa cân của công dân khiến các chi phí y tế tăng vọt. Không chỉ thế, hạ tầng xã hội cũng phải có thay đổi để phù hợp với thân hình ngày càng quá khổ của nhiều người.

Thế nhưng, trên thế giới chưa có quốc gia nào luật hóa chuyện béo phì và quy định người béo phì là phạm luật như ở Nhật Bản, dù rằng tỷ lệ người béo phì tại nước này hiện chỉ bằng 1/6 nước Mỹ. Tại sao lại đặc biệt như vậy ?

Câu trả lời vì là một đất nước có tỷ lệ già hóa dân số cao nên Nhật Bản coi việc bảo vệ đội ngũ lao động trở thành một mối quan tâm hàng đầu. Đây chính là lý do khiến Nhật Bản trở thành quốc gia ít ỏi trên thế giới quyết định ra luật chống béo phì.

Bên cạnh đó là số người mắc bệnh tiểu đường tăng khá mạnh. Năm 1997, mới có 6,9 triệu người mắc bệnh thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên thành 8,9 triệu. Chi phí chăm sóc y tế ở đây vì thế cũng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 và chiếm đến 11,5% tổng thu nhập quốc nội.

Cảnh sát chống béo phì

Ra đời vào năm 2008, đạo luật chống béo phì của Nhật này không nhằm phạt các cá nhân. Những người thừa cân và eo lớn hơn so với quy định chỉ phải áp dụng chế độ dinh dưỡng của các nhà chức trách đưa ra và sau 6 tháng kể từ chế độ ăn kiêng, nếu cân vẫn không giảm họ tiếp tục phải đào tạo lại cho đến khi đạt chuẩn.

Chỉ số tiêu chuẩn cho vòng eo phụ nữ là 90, và đàn ông là 85 (áp dụng với những người từ 40-70 tuổi) được các nhà lập pháp nước này đưa ra dựa trên hướng dẫn của Ủy ban phòng chống tiểu đường quốc tế nhằm đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm và các bệnh liên quan đến cân nặng. Tại đây có hẳn một đội ngũ cảnh sát chống béo phì. Họ làm nhiệm vụ kiểm soát tình trạng vi phạm luật cấm béo phì tại Nhật Bản.

Tuy luật không nhằm phạt các cá nhân béo phì nhưng các công ty và địa phương có người thừa cân, dư vòng eo lại bị phạt. Đối với các công ty, nếu họ không thể giảm được 10% số nhân viên thừa cân từ 2009 đến năm 2012 và 25% đến năm 2015 thì sẽ phải “nộp phạt hành chính” một khoản tiền cho chương trình chăm sóc sức khỏe người già.

Với các công ty có đông nhân viên thì khoản tiền nộp phạt này không hề nhỏ, có thể lên tới cả chục triệu đô. Với những người dân hoạt động kinh doanh, kiếm sống tự do cũng không thoát khỏi “bản án” nếu dư cân và thừa vòng eo. Họ cũng phải chịu quản thúc của chính quyền địa phương nếu cân không giảm. Và người phải nộp phạt từ việc thừa cân của họ là chính quyền địa phương.

Do đó, từ năm 2009, các công ty và chính quyền địa phương nước này luôn phải đưa việc đo vòng eo của người dân Nhật Bản trong độ tuổi từ 40 và 74 vào chương trình khám sức khỏe hàng năm. Và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có hơn 56 triệu vòng eo được đo và khoảng 44% dân số phải đo.

Có ý kiến cho rằng điều luật này là vi phạm nhân quyền, can thiệp quá sâu vào đời sống tự do của người dân. Nhưng có lẽ với những quan điểm của mình, đạo luật chống béo phì của Nhật Bản vẫn còn được thực thi dài lâu...

Tại sao ăn ít vẫn béo?

Hiện nay, ở khắp các công ty trên đất Nhật, phong trào tập thể dục và ăn theo chế độ giảm cân diễn ra rầm rộ. Nhân viên văn phòng buổi trưa thay vì đi đến các nhà hàng thông thường, họ lại chọn những nhà hàng chỉ chuyên phục vụ rau và hoa quả.

Quà tặng của công ty cho nhân viên mỗi dịp lễ được chuyển thành các thẻ tập thể dục, bơi… Thế nhưng lượng người béo phì vẫn còn khá nhiều vì nhiều lý do, mà một trong những lý do là do họ… không thể gầy.

Tại sao có người ăn mãi không béo? Có người ăn ít, thể thao đều lại vẫn mập mạp? Câu hỏi này đã từ lâu làm đau đầu các nhà khoa học. Mới đây, các nhà khoa học Israel phát hiện ra tỉ lệ đường huyết trong cơ thể mỗi người lên xuống khác nhau cho dù họ ăn cùng một loại thực phẩm giống nhau.

Các nhà khoa học đã thực hiện theo dõi 800 người trong một tuần lễ với cùng chế độ ăn uống. Họ nhận ra tỉ lệ đường huyết ở những người này khác nhau rất lớn. Một phụ nữ bị lên đường huyết sau khi ăn cà chua, trong khi đây là loại thực phẩm tốt cho những người khác.

Nghiên cứu đi đến kết luận rằng những đặc điểm ở người như: cân nặng, giấc ngủ, vận động, huyết áp, tỉ lệ cholesterol, vi sinh vật trong ruột... có liên quan mật thiết đến đường huyết sinh ra do ăn uống.

Điều này có nghĩa đường huyết không chỉ phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn, mà còn vào cách cơ thể xử lý thực phẩm. Đây chính là nguyên nhân khiến có người ăn mãi không béo, có người ăn ít, thể thao đều lại vẫn mập mạp.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học vẫn cần phải nghiên cứu thêm và kết quả sau cùng hy vọng sẽ là gợi ý tốt những người muốn gầy điều chỉnh chế độ ăn kiêng phù hợp với bản thân thay vì chạy theo số đông.

Trong khi đợi các nhà khoa học, thì những người không thể gầy chẳng lẽ lại không sống tiếp? Thôi đành lấy thông tin vui về người mẫu Tess Holliday để an ủi. Tess Holliday chỉ cao 1m64, nhưng nặng đến 113kg và là một trong top 6 mẫu béo ấn tượng nhất thế giới.

Cô vừa được công ty quản lý người mẫu Milk Model Management ký hợp một hợp đồng người mẫu vô cùng béo bở, khiến giới thời trang phải thay đổi quan niệm về tiêu chuẩn cái đẹp.

Câu chuyện của Tess Holliday cũng giống giống như ca khúc “All About That Bass” (tạm dịch là “Tôi béo thì đã làm sao”) của nữ ca sĩ mũm mĩm Meghan Trainor. Với thông điệp “Tất cả đều vô ích bởi vì vẻ đẹp tự nhiên bên trong mới là điều tuyệt vời nhất”, ca khúc “All About That Bass” đã có thời gian dài đứng vị trí số một bảng xếp hạng Billboard và còn leo lên ngôi vị cao nhất bảng xếp hạng âm nhạc của một loạt quốc gia khác như Australia, Canada, New Zealand…

Tại sao có người ăn mãi không béo? Có người ăn ít, thể thao đều lại vẫn mập mạp? Câu hỏi này đã từ lâu làm đau đầu các nhà khoa học. Mới đây, các nhà khoa học Israel phát hiện ra tỉ lệ đường huyết trong cơ thể mỗi người lên xuống khác nhau cho dù họ ăn cùng một loại thực phẩm giống nhau.

Các nhà khoa học đã thực hiện theo dõi 800 người trong một tuần lễ với cùng chế độ ăn uống. Họ nhận ra tỉ lệ đường huyết ở những người này khác nhau rất lớn. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng những đặc điểm ở người như:

cân nặng, giấc ngủ, vận động, huyết áp, tỉ lệ cholesterol, vi sinh vật trong ruột... có liên quan mật thiết đến đường huyết sinh ra do ăn uống. Điều này có nghĩa đường huyết không chỉ phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn, mà còn vào cách cơ thể xử lý thực phẩm.

Dương Nhi

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/lam-dep/luat-chong-beo-phi-o-nhat-ban-306740.html