Lợi ích khó tin của ánh sáng nhân tạo đối với sức khỏe

Ánh sáng nhân tạo không phải lúc nào cũng có hại. Với lượng ánh sáng xanh vừa phải và được dùng đúng chỗ, ánh sáng nhân tạo còn có tác dụng chữa bệnh.

Từ sử dụng điện thoại đến xem TV vào buổi tối, hầu hết cuộc sống của mỗi người đều ngập trong ánh sáng nhân tạo. Và chúng ta vẫn liên tục được khuyến cáo rằng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng đèn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao…, tồi tệ nhất là ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động và các thiết bị điện tử.

Từ sử dụng điện thoại đến xem TV vào buổi tối, hầu hết cuộc sống của mỗi người đều ngập trong ánh sáng nhân tạo. Và chúng ta vẫn liên tục được khuyến cáo rằng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng đèn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao…, tồi tệ nhất là ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động và các thiết bị điện tử.

Ánh sáng trông chỉ có một màu nhưng lại bao gồm một dải quang phổ màu, và một số ánh sáng nhân tạo có chứa một lượng lớn ánh sáng xanh. Nhưng ánh sáng nhân tạo không phải lúc nào cũng không tốt, vấn đề là độ sáng bao nhiêu là đủ, dùng cho việc gì, khi nào….

Nếu được sử dụng đúng cách, ánh sáng nhân tạo có thể tăng khả năng của các quý ông trong phòng ngủ. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 38 đối tượng nam giới có ham muốn tình dục thấp đứng trước bóng đén khoảng 3 phút mỗi ngày trong vòng 2 tuần.

Một nửa trong số đó chỉ dùng ánh sáng 10.000 lux, tương đương với ánh sáng ban ngày, còn nửa kia chỉ dùng ánh sáng 100 lux, tương tự như ngày trời nhiều mây. Kết quả là ở nhóm ánh sáng cao, lượng testosterone cũng như sự thỏa mãn khi quan hệ tình dục tăng lên gấp 3 lần.

Việc sử dụng ánh sáng để điều trị bệnh trầm cảm theo mùa đã có từ lâu nhưng nghiên cứu phát hiện ánh sáng còn có thể điều trị được bệnh trầm cảm quanh năm. Điều này có thể được lý giải rằng cũng giống như thuốc chống trầm cảm, ánh sáng ảnh hưởng đến những hóa chất quan trọng trong não như serotonin và dopamine.

Cùng lúc đó, các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra liệu pháp ánh sáng còn điều trị được chứng rung lắc vào buổi tối ở những người bị bệnh mất trí Alzheimer. Giải pháp này có thể đã giúp bệnh nhân cài đặt lại đồng hồ sinh học, giúp bệnh nhân ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm.

Thời gian bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng nhân tạo mô phỏng ánh sáng ban ngày thì thời gian hồi phục của bệnh nhân được rút ngắn lại vì họ cảm thấy thoải mái hơn, tâm trạng tốt hơn, ngủ tốt hơn, tập trung hơn, tỉnh táo hơn.

Nhiệt độ của ánh sáng được đo bằng độ Kelvins (K) và được ghi rõ trên sản phẩm. Ánh sáng càng ấm thì độ K càng thấp. Ánh sáng ban ngày khoảng trên 5.000 K. Nếu muốn thay thế các bóng đèn ánh sáng vàng bằng đèn sáng hơn thì nên chọn bóng đèn tiết kiệm năng lượng khoảng 2.700 K. Trong nhà bếp hoặc phòng tắm nếu muốn ánh sáng trắng tự nhiên thì nên chọn bóng điện khoảng 3.000 K.

Trang Anh (Theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/loi-ich-kho-tin-cua-anh-sang-nhan-tao-doi-voi-suc-khoe-769833.html