Loài cheo cheo lưng bạc, nửa thỏ nửa hươu chỉ có ở Việt Nam

Cheo cheo lưng bạc, động vật bí ẩn với kích thước như một con thỏ nhưng có ngoại hình giống một con hươu. Đây là một trong 25 loài động vật bị xem là đã biến mất, cần được tìm lại cho thế giới.

 Cheo cheo lưng bạc hay còn gọi cheo cheo Việt Nam hoặc hươu chuột Việt Nam (danh pháp khoa học: Tragulus versicolor) là một loài động vật guốc chẵn trong họ cheo cheo.

Cheo cheo lưng bạc hay còn gọi cheo cheo Việt Nam hoặc hươu chuột Việt Nam (danh pháp khoa học: Tragulus versicolor) là một loài động vật guốc chẵn trong họ cheo cheo.

Cheo cheo lưng bạc có hình dáng cơ thể giống như nai nhưng chiều dài chỉ đạt 50 cm và cân nặng 2,6 kg. Kích thước trưởng thành của chúng bằng một con thỏ lớn.

Cheo cheo lưng bạc có hình dáng cơ thể giống như nai nhưng chiều dài chỉ đạt 50 cm và cân nặng 2,6 kg. Kích thước trưởng thành của chúng bằng một con thỏ lớn.

Toàn thân loài vật phủ lông màu nâu đỏ mịn và mượt, trong khi vùng ngực và dưới bụng có 3 vệt lông trắng song song với thân. Con đực và con cái đều không có sừng. Do không có sừng hay gạc, cheo cheo đực sử dụng răng nanh dài để tranh giành lãnh thổ hoặc thu hút bạn tình.

Toàn thân loài vật phủ lông màu nâu đỏ mịn và mượt, trong khi vùng ngực và dưới bụng có 3 vệt lông trắng song song với thân. Con đực và con cái đều không có sừng. Do không có sừng hay gạc, cheo cheo đực sử dụng răng nanh dài để tranh giành lãnh thổ hoặc thu hút bạn tình.

Cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc đặc hữu duy nhất của Việt Nam và là một trong 25 loài động vật mà tổ chức Global Wildlife Conservation xem là đã biến mất và cần được tìm lại cho thế giới.

Cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc đặc hữu duy nhất của Việt Nam và là một trong 25 loài động vật mà tổ chức Global Wildlife Conservation xem là đã biến mất và cần được tìm lại cho thế giới.

Loài này lần đầu tiên được biết đến và mô tả bởi các nhà khoa học vào năm 1910, khi 4 mẫu vật được thu thập quanh Nha Trang. Năm 1990, các nhà khoa học thu được xác của một con cheo cheo lưng bạc từ một thợ săn ở miền Trung Việt Nam. Sau đó, không ai còn thấy chúng nữa.

Loài này lần đầu tiên được biết đến và mô tả bởi các nhà khoa học vào năm 1910, khi 4 mẫu vật được thu thập quanh Nha Trang. Năm 1990, các nhà khoa học thu được xác của một con cheo cheo lưng bạc từ một thợ săn ở miền Trung Việt Nam. Sau đó, không ai còn thấy chúng nữa.

Kích thước bé nhỏ, cheo cheo lưng bạc thường là con mồi của nhiều loài động vật khác bao gồm báo, chó và trăn rừng. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chính hoạt động săn bắt của con người mới là nguyên nhân chính đẩy loài sinh vật này tới bờ vực tuyệt chủng.

Kích thước bé nhỏ, cheo cheo lưng bạc thường là con mồi của nhiều loài động vật khác bao gồm báo, chó và trăn rừng. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chính hoạt động săn bắt của con người mới là nguyên nhân chính đẩy loài sinh vật này tới bờ vực tuyệt chủng.

May mắn, thời gian gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện loài cheo cheo lưng bạc này ở thành phố biển Nha Trang sau nỗ lực đặt camera để "bẫy" những con cheo cheo vào khung hình.

May mắn, thời gian gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện loài cheo cheo lưng bạc này ở thành phố biển Nha Trang sau nỗ lực đặt camera để "bẫy" những con cheo cheo vào khung hình.

Dựa vào các hình ảnh và video mà nhóm nghiên cứu thu thập được, cheo cheo lưng bạc dường như sống khá đơn độc, ăn thực vật và kiếm ăn vào ban ngày.

Dựa vào các hình ảnh và video mà nhóm nghiên cứu thu thập được, cheo cheo lưng bạc dường như sống khá đơn độc, ăn thực vật và kiếm ăn vào ban ngày.

Cho dù phát hiện thấy chúng sau nhiều năm biến mất, tuy nhiên, loài cheo cheo lưng bạc vẫn là một bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học. Cho đến nay chúng ta chưa thể xây dựng được bức tranh rõ hơn về loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới và là đặc hữu của Việt Nam này.

Cho dù phát hiện thấy chúng sau nhiều năm biến mất, tuy nhiên, loài cheo cheo lưng bạc vẫn là một bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học. Cho đến nay chúng ta chưa thể xây dựng được bức tranh rõ hơn về loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới và là đặc hữu của Việt Nam này.

Các nhà khoa học đang thêm bẫy ảnh ở một khu rừng khô khác tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất là thực hiện cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về loài, đánh giá quy mô và phân bố quần thể cheo cheo.

Các nhà khoa học đang thêm bẫy ảnh ở một khu rừng khô khác tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất là thực hiện cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về loài, đánh giá quy mô và phân bố quần thể cheo cheo.

Họ Cheo cheo (Tragulidae) có tất cả 10 loài, trong đó có loài cheo cheo lưng bạc Việt Nam (Tragulus versicolor).

Họ Cheo cheo (Tragulidae) có tất cả 10 loài, trong đó có loài cheo cheo lưng bạc Việt Nam (Tragulus versicolor).

Trong tiếng Telegu ở Ấn Độ, cheo cheo được gọi là jarini pandi, có nghĩa con vật vừa là hươu, vừa là chuột. Họ cheo cheo nói chung là ví dụ về động vật nhai lại nguyên thủy.

Trong tiếng Telegu ở Ấn Độ, cheo cheo được gọi là jarini pandi, có nghĩa con vật vừa là hươu, vừa là chuột. Họ cheo cheo nói chung là ví dụ về động vật nhai lại nguyên thủy.

Cheo cheo là động vật nhút nhát, khi gặp kẻ thù chúng nhảy trốn rất nhanh. Vì vậy mới có câu thành ngữ "Nhát như cheo".

Cheo cheo là động vật nhút nhát, khi gặp kẻ thù chúng nhảy trốn rất nhanh. Vì vậy mới có câu thành ngữ "Nhát như cheo".

Mời độc giả xem video:Sự thật về đào mỏ quạ đang bán đầy chợ. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cheo-cheo-lung-bac-nua-tho-nua-huou-chi-co-o-viet-nam-1561603.html