Loài cây 'ăn thịt' biệt tích 100 năm... tái xuất thần kỳ ở Việt Nam

Cây nắp ấm Thorel, một loài cây 'ăn thịt' đã biến mất ở Việt Nam suốt hơn 100 năm, vừa tái xuất hiện một cách thần kỳ tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh.

Năm 2012, một đội ngũ nghiên cứu từ Viện Sinh học Nhiệt đới và Pháp đã tái phát hiện loài cây nắp ấm Thorel, còn được biết đến với tên khoa học Nepenthes thorelii Lecomte. Điều đặc biệt là nó chỉ xuất hiện ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh

Năm 2012, một đội ngũ nghiên cứu từ Viện Sinh học Nhiệt đới và Pháp đã tái phát hiện loài cây nắp ấm Thorel, còn được biết đến với tên khoa học Nepenthes thorelii Lecomte. Điều đặc biệt là nó chỉ xuất hiện ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh

Loài cây này đã được ghi nhận lần đầu tiên vào giai đoạn 1861 – 1869 tại xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương, được nhà khoa học Pháp Paul Henri Lecomte đặt tên là Thorel vào năm 1909.

Loài cây này đã được ghi nhận lần đầu tiên vào giai đoạn 1861 – 1869 tại xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương, được nhà khoa học Pháp Paul Henri Lecomte đặt tên là Thorel vào năm 1909.

Tính đến năm 2012, cây nắp ấm Thorel chỉ còn dưới 100 cá thể tự nhiên, đặt loài cây này vào tình trạng nguy cơ tuyệt chủng theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Tính đến năm 2012, cây nắp ấm Thorel chỉ còn dưới 100 cá thể tự nhiên, đặt loài cây này vào tình trạng nguy cơ tuyệt chủng theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Loài cây Thorel nổi bật với cách thức săn mồi đặc biệt. Cuống lá dài của nó hình thành một bình ấm, với phần đáy thắt lại và tiết ra chất nhựa có mùi hương dẫn dụ con mồi, chủ yếu là côn trùng. Dưới miệng bình, cây tiết ra dịch mật hấp dẫn, khiến côn trùng dễ dàng bò trên chiếc bình mà không nhận ra mối nguy hiểm.

Loài cây Thorel nổi bật với cách thức săn mồi đặc biệt. Cuống lá dài của nó hình thành một bình ấm, với phần đáy thắt lại và tiết ra chất nhựa có mùi hương dẫn dụ con mồi, chủ yếu là côn trùng. Dưới miệng bình, cây tiết ra dịch mật hấp dẫn, khiến côn trùng dễ dàng bò trên chiếc bình mà không nhận ra mối nguy hiểm.

Khi chúng rơi vào "bẫy," nắp bình sẽ đóng lại, đưa côn trùng vào tình thế chờ chết, trong khi cây tiêu hóa chúng để cung cấp chất dinh dưỡng.

Khi chúng rơi vào "bẫy," nắp bình sẽ đóng lại, đưa côn trùng vào tình thế chờ chết, trong khi cây tiêu hóa chúng để cung cấp chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, số lượng ít ỏi của Thorel và nguy cơ tuyệt chủng cao đặt ra một thách thức lớn về bảo tồn. Tổ chức IUCN đánh giá, loài cây ăn thịt này cần được xếp loại "Cực kỳ nguy cấp" theo tiêu chuẩn Sách Đỏ.

Tuy nhiên, số lượng ít ỏi của Thorel và nguy cơ tuyệt chủng cao đặt ra một thách thức lớn về bảo tồn. Tổ chức IUCN đánh giá, loài cây ăn thịt này cần được xếp loại "Cực kỳ nguy cấp" theo tiêu chuẩn Sách Đỏ.

Hiện nay, việc nghiên cứu và bảo tồn Thorel đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi cả Việt Nam và thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây này.

Hiện nay, việc nghiên cứu và bảo tồn Thorel đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi cả Việt Nam và thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây này.

Viện Sinh học Nhiệt đới và các cơ quan chức năng đã đề xuất đưa Thorel vào Sách Đỏ của cả Việt Nam và thế giới, nhằm tăng cường nhận thức và thúc đẩy các biện pháp bảo tồn cụ thể cho loài cây 'ăn thịt' độc đáo này.

Viện Sinh học Nhiệt đới và các cơ quan chức năng đã đề xuất đưa Thorel vào Sách Đỏ của cả Việt Nam và thế giới, nhằm tăng cường nhận thức và thúc đẩy các biện pháp bảo tồn cụ thể cho loài cây 'ăn thịt' độc đáo này.

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cay-an-thit-biet-tich-100-nam-tai-xuat-than-ky-o-viet-nam-1929689.html