Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực lan rộng, chuyên gia cảnh báo gì?

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho hay, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng 26 triệu km2. Đây là lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận. Theo các chuyên gia, lỗ thủng tầng ozone này sẽ đóng lại trong vòng vài tháng.

Theo thông báo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng lớn nhất từ trước đến nay với con số kỷ lục là 26 triệu km2.

Theo thông báo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng lớn nhất từ trước đến nay với con số kỷ lục là 26 triệu km2.

Tầng ozone là một dải khí quyển của Trái Đất nằm ở độ cao 15 - 30 km so với mặt đất. Đây là nơi có nồng độ ozone (một loại phân tử oxy có ba nguyên tử thay vì hai) cao.

Tầng ozone là một dải khí quyển của Trái Đất nằm ở độ cao 15 - 30 km so với mặt đất. Đây là nơi có nồng độ ozone (một loại phân tử oxy có ba nguyên tử thay vì hai) cao.

Trước sự việc lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng chưa từng có, nhà nghiên cứu Antje Inness tại Trung tâm Dự báo thời tiết tầm trung châu Âu cho biết: “Lỗ thủng tầng ozone năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8”. Bà Inness cho biết thêm, đây là "một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất được ghi nhận".

Trước sự việc lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng chưa từng có, nhà nghiên cứu Antje Inness tại Trung tâm Dự báo thời tiết tầm trung châu Âu cho biết: “Lỗ thủng tầng ozone năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8”. Bà Inness cho biết thêm, đây là "một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất được ghi nhận".

Các nhà nghiên cứu suy đoán lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng tới 26 triệu km2 có thể là do vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới nước vào đầu năm 2022 gây ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thảm họa thiên nhiên này có sức hủy diệt tương đương hơn 100 quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945.

Các nhà nghiên cứu suy đoán lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng tới 26 triệu km2 có thể là do vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới nước vào đầu năm 2022 gây ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thảm họa thiên nhiên này có sức hủy diệt tương đương hơn 100 quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945.

Vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai còn tạo ra đợt phun trào cao nhất từng được ghi nhận khi nó đạt đỉnh vào tháng 1/2022.

Vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai còn tạo ra đợt phun trào cao nhất từng được ghi nhận khi nó đạt đỉnh vào tháng 1/2022.

Sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào, hơn 50 triệu tấn nước đã được phóng lên tầng trên của bầu khí quyển dẫn tới tăng thêm 10% lượng nước trong khí quyển.

Sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào, hơn 50 triệu tấn nước đã được phóng lên tầng trên của bầu khí quyển dẫn tới tăng thêm 10% lượng nước trong khí quyển.

Các nhà nghiên cứu của ESA cho hay, mặc dù lỗ thủng tầng ozone hiện tại là một trong những lỗ thủng lớn nhất từng được ghi nhận nhưng mọi người không cần quá lo lắng, hoảng sợ.

Các nhà nghiên cứu của ESA cho hay, mặc dù lỗ thủng tầng ozone hiện tại là một trong những lỗ thủng lớn nhất từng được ghi nhận nhưng mọi người không cần quá lo lắng, hoảng sợ.

ESA giải thích, khu vực bên dưới lỗ thủng tầng ozone phần lớn không có người ở và lỗ thủng sẽ đóng lại hoàn toàn trong vòng vài tháng.

ESA giải thích, khu vực bên dưới lỗ thủng tầng ozone phần lớn không có người ở và lỗ thủng sẽ đóng lại hoàn toàn trong vòng vài tháng.

ESA cho biết thêm, nếu mức Chlorofluorocarbons (CFC) vẫn ở mức thấp, tầng ozone sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2050. CFC là một loại hóa chất phổ biến được sử dụng trong bình xịt, vật liệu đóng gói và tủ lạnh.

ESA cho biết thêm, nếu mức Chlorofluorocarbons (CFC) vẫn ở mức thấp, tầng ozone sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2050. CFC là một loại hóa chất phổ biến được sử dụng trong bình xịt, vật liệu đóng gói và tủ lạnh.

Trước đó, năm 1980, các chuyên gia phát hiện ra khí CFC khi phân hủy trong khí quyển sẽ giải phóng nguyên tử Clo dẫn tới phá hủy tầng ozone. Việc sử dụng CFC đã tạo lỗ thủng trong tầng ozone, gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư da và bệnh về mắt. Do vậy, vào năm 1989, cộng đồng quốc tế nhất trí cấm CFC nhằm bảo vệ tầng ozone.

Trước đó, năm 1980, các chuyên gia phát hiện ra khí CFC khi phân hủy trong khí quyển sẽ giải phóng nguyên tử Clo dẫn tới phá hủy tầng ozone. Việc sử dụng CFC đã tạo lỗ thủng trong tầng ozone, gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư da và bệnh về mắt. Do vậy, vào năm 1989, cộng đồng quốc tế nhất trí cấm CFC nhằm bảo vệ tầng ozone.

Mời độc giả xem video: Bắt được quái vật “ngoài hành tinh” 20 cánh tay ở Nam Cực.

Tâm Anh (theo Space, Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lo-thung-tang-ozone-o-nam-cuc-lan-rong-chuyen-gia-canh-bao-gi-1910023.html