Lo ngại chủng virus mới

Nhiều ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát. Vấn đề đang được các viện Pasteur điều tra, nghiên cứu

Theo ông Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh tại những nơi lâu nay ít xuất hiện ca bệnh, gia tăng nhiều bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng khác những năm trước. Một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Ảnh: NGUYỄN THẠNH Bệnh nhân nặng chiếm tỉ lệ cao Một số nơi có số bệnh nhân nặng chiếm tỉ lệ cao bất thường trong tổng số ca mắc. Đặc biệt tại tỉnh Thanh Hóa, tỉ lệ này chiếm đến 13%-20%. Lý giải hiện tượng này, ông Vũ Sinh Nam cho rằng có thể do tỉ lệ quần thể muỗi nhiễm virus SXH ở khu vực đó mới lây lan; trong nhiều năm vùng này không có bệnh nên tỉ lệ người có kháng thể với SXH trong cộng đồng thấp. Ông Vũ Sinh Nam cũng lưu ý hiện số bệnh nhân mắc SXH ở trẻ em dưới 15 tuổi đang chiếm tỉ lệ khoảng 40% trong tổng số ca mắc (tỉ lệ này ở những năm trước là 70%-75%). Như vậy, nếu so sánh với các vụ dịch SXH lớn trước đây thì tỉ lệ mắc ở người lớn đã tăng lên đáng kể. Nhiều bác sĩ điều trị cảnh báo những trường hợp SXH nặng có dấu hiệu xuất huyết thường gặp ở người lớn (chủ yếu là xuất huyết da, xuất huyết âm đạo ở phụ nữ, chảy máu răng, xuất huyết tiêu...). Nhiều bệnh nhân SXH là người lớn nhập viện trong tình trạng bệnh phức tạp và nặng nề. Hiện cả 4 tuýp virus gây SXH là D1, D2, D3 và D4 đều đang lưu hành ở nước ta. Riêng trong năm nay, hơn 50% các ca mắc được xác định là do virus D1. Tuy nhiên, các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng lưu ý một người có thể mắc SXH đến 4 lần, do 4 virus khác nhau. Cũng không loại trừ khả năng những lần mắc sau, bệnh cảnh sẽ nặng hơn lần trước. Với những bất thường này, các chuyên gia dịch tễ đang lo ngại về khả năng xuất hiện chủng virus mới gây SXH. Điều tra dịch tễ tại một số địa phương như Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng đã phát hiện tại địa bàn đang có dịch SXH, mật độ muỗi truyền bệnh rất thấp trong khi lẽ ra phải ở mức cao. “Ngoài muỗi truyền bệnh SXH như lâu nay vẫn nói, một số ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch bùng phát. Vấn đề này đang được các viện Pasteur tiến hành điều tra, nghiên cứu”- ông Vũ Sinh Nam cho biết. Sốc và tái sốc nhiều hơn Nếu như mọi năm, dịch SXH bùng phát mạnh và kéo dài ở các tỉnh miền Nam thì hiện dịch đang tăng cao ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo thống kê 9 tháng đầu năm của Cục Y tế dự phòng, cả nước đã ghi nhận hơn 64.300 trường hợp mắc SXH và 51 ca tử vong, thuộc 48/63 tỉnh, thành. Trong đó, tại các địa phương như Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, số ca mắc tăng trên 2 lần. Đặc biệt, số ca sốc do SXH và tái sốc nhiều hơn so với các năm trước. Nếu so sánh giữa các vùng, trong khi miền Bắc ghi nhận 2.326 ca mắc (giảm 66 lần), miền Nam ghi nhận 35.580 ca mắc (giảm gần 30%) thì miền Trung có 17.586 ca mắc (tăng gần 130%), Tây Nguyên ghi nhận 8.821 ca (tăng 10,5 lần)... TPHCM: Mỗi tuần 300 ca

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/20100926095539691p0c1050/lo-ngai-chung-virus-moi.htm