Lộ diện 'cá sấu quái vật' 200 triệu năm hệt khủng long Jura

Bộ áo giáp có gai nhọn khổng lồ đã giúp các nhà khoa học Mỹ xác định một loài bò sát hoàn toàn mới, sống vào thời điểm 215 triệu năm trước.

" Cá sấu quái vật" vừa được phát hiện đặt tên là Garzapelta mueller, một đại diện của dòng dõi bò sát Aetosaur. Chúng thuộc một nhánh thằn lằn chúa cổ đại. Ảnh: William Reyes.

Cá sấu quái vật giống khủng long nhưng lại có họ hàng gần với cá sấu và chim. Loài này được xác định sống vào thời điểm 215 triệu năm trước, tức vào kỷ Tam Điệp.

Nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Texas ở Austin (Mỹ) thì mô tả nó sở hữu bộ giáp đáng sợ, trông giống một con cá sấu Mỹ bị lai với tatu.

Đó là kiểu giáp có gai nhọn giống với các loài khủng long bọc giáp của kỷ Jura ngay sau kỷ Tam Điệp mà Garzapelta mueller sinh sống.

Cùng với các họ hàng Aetosaur, "cá sấu quái vật" được cho là biến mất ngay giai đoạn giao thoa của 2 kỷ địa chất này.

Từ năm 1989, hài cốt hóa thạch của Garzapelta muelleri đã được khai quật. Tuy nhiên, đến giờ, qua bộ giáp đáng sợ, nó mới được xác định là một loài mới. Điều này cũng làm tăng thêm sự đa dạng của nhóm Aetosaur tại khu vực bang Texas.

Trước đó, một loài quái thú đầu cá sấu, mình cá heo đã được phát hiện tại Mỹ, sống cách đây khoảng 80 triệu năm.

Chúng được đặt tên là 'Unktaheela specta'. Đây là loài mới thuộc về một chi mới trong nhóm thằn lằn đầu rắn.

Các quái thú có hình dáng gần giống cá sấu, cá heo, với đầu giống cá sấu mõm dài, hàm răng nhỏ nhưng sắc và thân hình trơn tuột.

Với chiều dài 17 m và hộp sọ dài 2 mét (bằng người trưởng thành), một loài thằn lằn cá cổ đại thuộc kỷ Tam Điệp cũng gây sửng sốt cho các nhà nghiên cứu với kích thước khổng lồ. Ảnh: Martin Sander.

Cũng tại kỷ Tam Điệp, một quái thú với khuôn mặt rùng rợn và dị biệt,thân hình trông như cá sấu nhưng làn da trơn nhẵn hơn và chiếc đuôi 4 cạnh kỳ dị là một thủy quái lưỡng cư cũng đã được các nhà nghiên cứu phát hiện từ hóa thạch. Ảnh: Márcio Castro.

Vào kỷ Tam Điệp, đó là một phần của siêu lục địa đã tan rã Pangea, một miền đất ẩm ướt và ngoài Aetosaur còn có rất nhiều loài cá sấu cổ đại sinh sống, theo Bảo tàng Cổ sinh vật học thuộc Đại học California (Mỹ).

Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang

Hoàng Mai (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/lo-dien-ca-sau-quai-vat-200-trieu-nam-het-khung-long-jura-1970810.html