Lịch sử ôtô: Sự hình thành và phát triển của dòng xe cứu hỏa

Dù được thiết kế thô sơ hay hiện đại, vận hành bằng tay, hơi nước hay động cơ, xe cứu hỏa vẫn luôn là “chiến hữu” đáng tin cậy của những người lính chữa cháy trong rất nhiều cuộc chiến chống lại “giặc lửa”.

Những đặc trưng của xe cứu hỏa hiện đại như đèn, còi và các ống dẫn nước đang có xu hướng che khuất sứ mệnh cứu người của loại phương tiện này. Đối với cả trẻ em và người lớn, không khí ồn ào mỗi lần xe cứu hỏa làm nhiệm vụ thật khó quên, hơn hẳn những “đồng nghiệp” chuyên về các dịch vụ khẩn cấp khác như cứu thương hoặc cảnh sát. Theo lệ thường, xe cứu hỏa sẽ xuất phát từ một nơi khác rồi mới đến hiện trường xảy ra vụ hỏa hoạn. Dòng xe tải ra đời đã kéo theo sự có mặt của những chiếc xe cứu hỏa có gắn động cơ. Thập kỷ 1700 đánh dấu thời điểm ra đời chính thức của xe cứu hỏa khi chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại châu Âu và Mỹ. Xe cứu hỏa thời kỳ đầu thực chất chỉ là hệ thống bơm nước đặt trên một cỗ xe với nhiệm vụ hỗ trợ lính chữa cháy. Dù vận hành bằng tay hay hơi nước, xe cứu hỏa trong giai đoạn này cần có sức người để đẩy chúng đi. Khi có đám cháy, những người lính cứu hỏa phải kéo xe đến hiện trường. Việc này ngốn rất nhiều sức lực khiến họ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thật may mắn, trong hầu hết các trường hợp, ngọn lửa thường tắt trước khi đội cứu hỏa đến nơi nên họ chẳng còn việc gì để làm. Đến giữa thập niên 1800, mọi người phải trả tiền khi gọi cứu hỏa, nhờ đó ngựa được sử dụng nhiều hơn để kéo xe chữa cháy thay cho người. Tuy cải thiện được thời gian phản ứng của đội cứu hỏa nhưng điều này vẫn chưa thể giải quyết vấn đề vận chuyển các trang thiết bị đến nơi xảy ra hỏa hoạn. Mọi người thường chạy đến đám cháy và sẵn sàng hành động dù xe cứa hỏa đã có mặt. Về sau, sự hiện diện của bậc lên xuống đã giúp giải quyết ổn thỏa vướng mắc này. Quá trình phát triển không ngừng của công nghệ chữa cháy đã khiến vai trò của những chú ngựa dần bị lu mờ. Chúng trở nên vô dụng khi trọng lượng của xe cứu hỏa ngày càng tăng. Thông thường, sau khoảng 0,8 km, tốc độ kéo của ngựa sẽ giảm rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu về một loại phương tiện kéo mới. Xe chữa cháy tự đẩy chạy bằng hơi nước đầu tiên xuất hiện tại New York, Mỹ vào năm 1841. Thật lạ lùng bởi loại xe này không được lính cứu hỏa ưa chuộng lắm. Họ cho rằng cơ chế tự đẩy của loại xe mới rất nguy hiểm và không đáng tin cậy. Phải 10 năm sau, xe chữa cháy chạy bằng hơi nước mới được sử dụng rộng rãi. .Tuy nhiên, “đế chế” xe cứu hỏa chạy bằng hơi nước chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Đến năm 1910, xe cứu hỏa gắn động cơ ra đời đã “soán ngôi” của “đàn anh” chạy bằng hơi nước. Xe chữa cháy ngựa kéo hoặc hơi nước bắt đầu “lột xác” thành xe cứu hỏa gắn động cơ. Năm 1913, Ahrens-Fox tại Cincinnati nổi lên như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cải tiến xe cứu hỏa đời cũ thành loại có gắn động cơ. Từ năm 1911, hãng Mack Trucks bắt đầu sản xuất xe cứu hỏa và dần dần gây dựng được thương hiệu. Đầu những năm 1930, kích thước các tòa nhà tăng lên đã đặt ra nhu cầu về một thiết bị giúp lính cứu hỏa trèo lên những tầng ở trên cao. Những năm cuối thế kỷ 19 đã chứng kiến sự cải tiến của thang khi chúng được gắn trực tiếp vào xe cứu hỏa. Nhờ sự phát triển của thang quay, lính cứu hỏa có thể leo lên độ cao 46 m. Sau thế chiến thứ hai, xe cứu hỏa được trang bị thêm thang nâng điện. Thực chất, đây là một khoang chứa được gắn chặt vào cần nâng đặt trên xe. Nhờ thang nâng điện, những người lính cứu hỏa có thể điều chỉnh vị trí của cần nâng tới bất kỳ ngóc ngách nào của tòa nhà. Thập niên 1960 là giai đoạn xuất hiện của xe cứu hỏa hiện đại với bơm nước cải tiến, thang và thang nâng điện. Một trong những bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử ngành cứu hỏa chính là sự ra đời của ghế ngồi cho đội cứu hỏa. Xe cứu hỏa hiện đại được thiết kế chuyên biệt, bởi vậy chúng có thể được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp. Nhìn chung, xe cứu hỏa có thể được chia thành 3 loại chính: xe bơm, xe thang và xe chuyên dụng. Xe bơm (xe cứu hỏa ba bộ phận) Xe bơm là phương tiện phổ biến nhất trong dòng xe cứu hỏa. Đây là một loại xe luôn luôn đi kèm với bơm cứu hỏa, bình nước và ống dẫn. Xe bơm thường được giao trọng trách đưa đội cứu hỏa cùng những thiết bị cần thiết tới vụ cháy để tiến hành những bước dập lửa đầu tiên. Xe thang Xe thang là loại xe tải chuyên dụng có nhiệm vụ dập lửa ở mức độ cao hơn “đồng nghiệp” xe bơm. Loại phương tiện này giúp đội cứu hỏa tiếp cận và đưa những người bị thương ra khỏi khu vực nguy hiểm. Xe thang “vượt mặt” xe bơm nhờ sở hữu hệ thống ống dẫn dài hơn và khả năng phun nước cao hơn. Phần lớn xe thang đều có nguồn gốc từ xe bơm. Thiết bị bao gồm khoang chứa gắn trên đỉnh cần nâng thủy lực được gọi là thang tháp. Xe kéo hai đầu Thực chất, đây là một loại xe thang chuyên dụng được trang bị thang gắn trên xe bán rơ-mooc. Đầu trước và đầu sau loại xe này đều gắn vô lăng riêng rất tiện dụng khi đi trên những đường phố nhỏ hẹp. Xe nâng thủy lực Xe nâng thủy lực thường đi kèm cần nâng khớp nối thủy lực. Nhờ đặc tính này, cần nâng có thể với tới những vị trí cao hơn và tránh được một vài vật cản như nóc nhà. Xe cấp nước Gắn liền với hình ảnh loại xe này là những téc nước khổng lồ có nhiệm vụ chuyển nước tới hiện trường vụ hỏa hoạn. Loại xe này phần lớn được sử dụng ở vùng nông thôn do thiếu vòi nước máy. Ngoài chức năng chữa cháy, xe cấp nước còn được tận dụng để hút bớt nước ra khỏi những vùng bị ngập. Xe cứu hỏa vùng đồi núi Xe cứu hỏa vùng đồi núi thường là loại 4x4. Nhiệm vụ chính của chúng là chữa cháy tại các khu vực núi hoặc đồi nơi xe thông thường không thể đến được. Xe cứu trợ sự cố Chức năng chính của loại xe cứu hỏa này là dập lửa tại sân bay. Có thể nói đây là loại xe cứu hỏa hoàn thiện nhất. Chúng có thể di chuyển trên đường đá giăm và mang theo các hóa chất chữa cháy. Không dừng lại ở đó, loại xe này còn là phương tiện hữu hiệu nhất để cứu người khỏi những vụ va chạm. Chúng cũng được giao nhiệm vụ chuyên chở các vật liệu độc hại, cứu những chú mèo mắc kẹt trên cây hay thậm chí giải tán đám đông.

Nguồn YTT: http://www.tinthethao.com.vn/news/173/2E0D62/Lich-su-oto-Su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-dong-xe-cuu-hoa