Lễ tưởng niệm đặc biệt và nhân văn tại Huế

Đó là Lễ tưởng niệm vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế ngày 5-7-1885 (tức 23 tháng Năm năm Ất Dậu).

Lễ tế diễn ra tại Đàn Âm Hồn (phường Thuận Hòa, thành phố Huế).

Ngày 11-7-2023 (tức ngày 24 tháng Năm âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức nghi thức trang trọng và thành kính buổi tế.

Lễ tế đàn Âm hồn gồm các nghi lễ: Lễ Quán tẩy; Lễ Thướng hương; Lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); Lễ Đọc chúc; Lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai); Lễ chung hiến (dâng rượu lần thứ ba); Lễ Dâng trà; Lễ hóa văn tế.

Buổi lễ diễn ra tại đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894. Đây là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế ngày 5-7-1885 (tức ngày 23 tháng Năm năm Ất Dậu).

Ban nhạc lễ tại buổi tế.

Một đống lửa lớn được đốt lên giữa sân. Theo tục lệ, người xưa quan niệm, quan, dân chạy giặc, tử nạn hiu quạnh, lạnh lẽo, cần có lửa sưởi ấm.

Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, chủ yếu là hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên.

Theo tài liệu lịch sử, ngày 23 tháng Năm năm Ất Dậu (1885), Kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp. Hàng nghìn quan quân và dân chúng đã tử nạn trong cảnh binh đao hỗn loạn.

Từ năm 1894, triều đình nhà Nguyễn cho xây đàn Âm hồn và tổ chức lễ tế hằng năm vào ngày 23 tháng Năm âm lịch.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/le-tuong-niem-dac-biet-va-nhan-van-tai-hue-634739.html