Lặng người xem màn săn mổi đỉnh cao của chim ưng biển

Chỉ một cú tiếp nước, ưng biển săn giết con mồi thành công một cách ngoạn mục.

Nhiếp ảnh gia đồng thời là nhà làm phim Tristan Emoto đã ghi lại được những hình ảnh ngoạn mục khi ưng biển săn giết cá ở cửa sông Onga thuộc Kitakyushu, Nhật Bản khiến người xem không khỏi trầm trồ trước kỹ năng và vẻ đẹp chết chóc của loài chim ưng hùng mạnh này. (Nguồn Dailymail) Theo nhiếp ảnh gia Tristan Emoto, con ưng biển dũng mãnh này lượn quanh khu vực cửa sông với độ cao khoảng 20m. Từ trên không, nó hướng đôi mắt xuống dưới mặt nước để quan sát và tìm kiếm con mồi. (Nguồn Dailymail) Khi phát hiện ra đối tượng tiềm năng, con ưng biển bổ nhào xuống nước bằng tốc độ tia chớp và duỗi những móng vuốt sắc nhọn như dao găm để tóm lấy con mồi. (Nguồn Dailymail) Chuỗi hành động của ưng biển diễn ra liền mạch, thuần thục và hấp dẫn đến mức nhiếp ảnh gia Tristan Emoto không thể rời mắt nổi. (Nguồn Dailymail) Quả thực rất xuất sắc, chỉ với một lần tiếp nước, ưng biển đã săn giết thành công con mồi yêu thích của mình. (Nguồn Dailymail) Nó thậm chí còn biểu diễn kỹ thuật đỉnh cao khi vặn xoắn con cá như vắt bớt nước trước khi đem cá về tổ cho các con của mình. (Nguồn Dailymail) Trong thiên nhiên hoang dã, ưng biển nổi tiếng là loài chim săn mồi có tỉ lệ đi săn thành công cao, không hề thua kém đại bàng. (Nguồn Dailymail) Giống như đa phần các loài chim săn mồi khác, ưng biển rất thích ăn cá, thức ăn của nó hầu như là cá. (Nguồn Dailymail) Các ngón ở chân của ưng biển dài bằng nhau, xương cổ chân có dạng lưới, còn móng vuốt lại tròn thay vì có rãnh. Ưng biển cũng là loài săn mồi duy nhất có ngón chân cái ở bên ngoài, ngược lại so với các loài chim săn mồi khác (thường thì ngón cái ở phía bên trong), cho phép chúng có thể bắt được con mồi với hai ngón trước và hai ngón sau. Điều này đặc biệt có ích khi bắt các loài cá trơn trượt. (Nguồn Dailymail) Thỉnh thoảng, ưng biển cũng có thể săn động vật gặm nhấm, thỏ, động vật lưỡng cư, các loài chim khác và động vật bò sát nhỏ. (Nguồn Dailymail)

Nhiếp ảnh gia đồng thời là nhà làm phim Tristan Emoto đã ghi lại được những hình ảnh ngoạn mục khi ưng biển săn giết cá ở cửa sông Onga thuộc Kitakyushu, Nhật Bản khiến người xem không khỏi trầm trồ trước kỹ năng và vẻ đẹp chết chóc của loài chim ưng hùng mạnh này. (Nguồn Dailymail)

Theo nhiếp ảnh gia Tristan Emoto, con ưng biển dũng mãnh này lượn quanh khu vực cửa sông với độ cao khoảng 20m. Từ trên không, nó hướng đôi mắt xuống dưới mặt nước để quan sát và tìm kiếm con mồi. (Nguồn Dailymail)

Khi phát hiện ra đối tượng tiềm năng, con ưng biển bổ nhào xuống nước bằng tốc độ tia chớp và duỗi những móng vuốt sắc nhọn như dao găm để tóm lấy con mồi. (Nguồn Dailymail)

Chuỗi hành động của ưng biển diễn ra liền mạch, thuần thục và hấp dẫn đến mức nhiếp ảnh gia Tristan Emoto không thể rời mắt nổi. (Nguồn Dailymail)

Quả thực rất xuất sắc, chỉ với một lần tiếp nước, ưng biển đã săn giết thành công con mồi yêu thích của mình. (Nguồn Dailymail)

Nó thậm chí còn biểu diễn kỹ thuật đỉnh cao khi vặn xoắn con cá như vắt bớt nước trước khi đem cá về tổ cho các con của mình. (Nguồn Dailymail)

Trong thiên nhiên hoang dã, ưng biển nổi tiếng là loài chim săn mồi có tỉ lệ đi săn thành công cao, không hề thua kém đại bàng. (Nguồn Dailymail)

Giống như đa phần các loài chim săn mồi khác, ưng biển rất thích ăn cá, thức ăn của nó hầu như là cá. (Nguồn Dailymail)

Các ngón ở chân của ưng biển dài bằng nhau, xương cổ chân có dạng lưới, còn móng vuốt lại tròn thay vì có rãnh. Ưng biển cũng là loài săn mồi duy nhất có ngón chân cái ở bên ngoài, ngược lại so với các loài chim săn mồi khác (thường thì ngón cái ở phía bên trong), cho phép chúng có thể bắt được con mồi với hai ngón trước và hai ngón sau. Điều này đặc biệt có ích khi bắt các loài cá trơn trượt. (Nguồn Dailymail)

Thỉnh thoảng, ưng biển cũng có thể săn động vật gặm nhấm, thỏ, động vật lưỡng cư, các loài chim khác và động vật bò sát nhỏ. (Nguồn Dailymail)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/lang-nguoi-xem-man-san-moi-dinh-cao-cua-chim-ung-bien-762280.html