Lăng mộ cổ tráng lệ của đại gia Sài Gòn xưa

Nơi an nghỉ của những đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa có gì độc đáo? Cùng khám phá điều này qua lăng mộ của các ông Huyện Sỹ, ông Lê Phát An và Bá hộ Xường.

1. Nhà thờ Huyện Sỹ (số 1 Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM) được ông Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ (1841-1900) - đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định) cho xây cuối thế kỷ 19. Huyện Sỹ qua đời khi nhà thờ chưa hoàn thành. Năm 1920, sau khi vợ ông mất, người ta an táng hai ông bà ở sau cung thánh của nhà thờ này.

1. Nhà thờ Huyện Sỹ (số 1 Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM) được ông Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ (1841-1900) - đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định) cho xây cuối thế kỷ 19. Huyện Sỹ qua đời khi nhà thờ chưa hoàn thành. Năm 1920, sau khi vợ ông mất, người ta an táng hai ông bà ở sau cung thánh của nhà thờ này.

Mộ ông Huyện Sỹ nằm ở bên trái, phía trước là bức tượng bán thân và tấm bia ghi tên thật của ông là Lê Phát Đạt cùng năm sinh, năm mất. Phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch.

Mộ ông Huyện Sỹ nằm ở bên trái, phía trước là bức tượng bán thân và tấm bia ghi tên thật của ông là Lê Phát Đạt cùng năm sinh, năm mất. Phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch.

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá, mình mặc áo dài, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực... được tạo tác rất tinh xảo.

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá, mình mặc áo dài, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực... được tạo tác rất tinh xảo.

Mộ phu nhân ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài nằm ở phía đối diện, có kiểu thức tương tự với bức tượng bán thân phía trước, phía sau là ngôi mộ bằng đá. Trên mộ là tượng bà Huyện Sỹ được tạo hình với tư thế nằm giống như chồng.

Mộ phu nhân ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài nằm ở phía đối diện, có kiểu thức tương tự với bức tượng bán thân phía trước, phía sau là ngôi mộ bằng đá. Trên mộ là tượng bà Huyện Sỹ được tạo hình với tư thế nằm giống như chồng.

Phía trong, bên cạnh mộ ông bà Huyện Sỹ còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái). Giữa hai phần mộ là đài thờ mang cụm tượng thể hiện phút lâm chung của Chúa Jesus.

Phía trong, bên cạnh mộ ông bà Huyện Sỹ còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái). Giữa hai phần mộ là đài thờ mang cụm tượng thể hiện phút lâm chung của Chúa Jesus.

2. Nhà thờ Hạnh Thông Tây (53/7B Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM) là nhà thờ do ông Lê Phát An (1868 - 1946) - con của ông Huyện Sỹ, đồng thời cũng là một đại gia Sài Gòn có tiếng - bỏ tiền xây dựng từ năm 1921-1924. Khu mộ tượng của ông Lê Phát An và người vợ nằm đối diện nhau ở hai bên cung thánh của nhà thờ này.

2. Nhà thờ Hạnh Thông Tây (53/7B Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM) là nhà thờ do ông Lê Phát An (1868 - 1946) - con của ông Huyện Sỹ, đồng thời cũng là một đại gia Sài Gòn có tiếng - bỏ tiền xây dựng từ năm 1921-1924. Khu mộ tượng của ông Lê Phát An và người vợ nằm đối diện nhau ở hai bên cung thánh của nhà thờ này.

Mộ của ông Lê Phát An có bức tượng bằng cẩm thạch của người vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông.

Mộ của ông Lê Phát An có bức tượng bằng cẩm thạch của người vợ mặc áo dài quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông.

Còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.

Còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.

Toàn bộ hai ngôi mộ này được khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương, tương tự như mộ cổ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ. Hai cụm mộ tượng được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động, đặc biệt là rất giàu cảm xúc.

Toàn bộ hai ngôi mộ này được khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương, tương tự như mộ cổ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ. Hai cụm mộ tượng được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động, đặc biệt là rất giàu cảm xúc.

Nghệ nhân thực hiện mộ tượng ở nhà thờ Hạnh Thông Tây là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp A.Contenay và P Ducuing.

Nghệ nhân thực hiện mộ tượng ở nhà thờ Hạnh Thông Tây là hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp A.Contenay và P Ducuing.

3. Trong con hẻm 79/30 Phú thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).

3. Trong con hẻm 79/30 Phú thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).

Khu lăng mộ nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần. Ngôi nhà mộ được xây dựng kiên cố với kiến trúc khối hình chữ nhật mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ.

Khu lăng mộ nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần. Ngôi nhà mộ được xây dựng kiên cố với kiến trúc khối hình chữ nhật mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ.

Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường. Trước mộ có hai bức bức tượng người, gồm một nam một nữ. Giữa hai bức tượng là hương án và lư hương bằng đá chạm khắc công phu. Sau lư hương là bia trước của ngôi mộ.

Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường. Trước mộ có hai bức bức tượng người, gồm một nam một nữ. Giữa hai bức tượng là hương án và lư hương bằng đá chạm khắc công phu. Sau lư hương là bia trước của ngôi mộ.

Mộ phần có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc. Trên đầu các trụ là hình dĩa quả với các loại: xoài, mãng cầu, dứa… là trái cây quen thuộc ở mảnh đất phương Nam lúc đó.

Mộ phần có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc. Trên đầu các trụ là hình dĩa quả với các loại: xoài, mãng cầu, dứa… là trái cây quen thuộc ở mảnh đất phương Nam lúc đó.

Trong khuôn viên khu lăng mộ còn mộ của vợ Bá hộ Xường bà Nguyễn Thị Lâu. Tuy không lớn nhưng mộ này lại có nét đẹp riêng. Cả hai ngôi mộ đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Trong khuôn viên khu lăng mộ còn mộ của vợ Bá hộ Xường bà Nguyễn Thị Lâu. Tuy không lớn nhưng mộ này lại có nét đẹp riêng. Cả hai ngôi mộ đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lang-mo-co-trang-le-cua-dai-gia-sai-gon-xua-1260977.html