Làm thế nào để tối thiểu hóa rủi ro khi khởi nghiệp?

Các doanh nhân thường phải đối mặt với nguy cơ rủi ro liên quan đến việc tạo ra sản phẩm mới, sản xuất, tiếp thị và bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp.

Tạo một kế hoạch khắc phục rủi ro

Xác định các thành phần chủ chốt của doanh nghiệp của bạn và phân tích những gì nó có thể làm để khắc phục hậu quả trong trường hợp gặp rủi ro. Ví dụ, một ngày bạn nhận được một cuộc gọi điện thoại từ khách hàng phàn nàn rằng trang web của bạn bị ẩn, không hoạt động. Sau đó, bạn gọi cho công ty lưu trữ web của bạn, nhưng phát hiện rằng công ty này không còn hoạt động. Trang web của bạn đã biến mất, công ty lưu trữ web cũng không còn. Đối với trường hợp này, nếu bạn không chuẩn bị và dự tính trước đó, thì bạn sẽ gặp phải rắc rối lớn, nhưng nếu bạn đã thực hiện những chuẩn bị cần thiết là có một bản sao lưu gần đây về trang web của bạn, thì tất cả những gì bạn cần làm là tìm một công ty lưu trữ web khác và tải trang web của bạn lên.

Tạo ra một kế hoạch khắc phục rủi ro là điều rất quan trọng mà một doanh nhân cần có. Hãy luôn xác định và tự hỏi mình rằng: "Nếu tôi bị mất một phần doanh nghiệp, thì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của tôi, danh tiếng,…như thế nào?" Một câu hỏi khác bạn nên hỏi là "Sẽ mất bao lâu để đưa doanh nghiệp của tôi khôi phục trở lại khi gặp rủi ro?"

Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể tối thiểu hóa được. Ảnh: Internet

Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể tối thiểu hóa được. Ảnh: Internet

Quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền không đúng cách sẽ biến những trải nghiệm thú vị khi bắt đầu kinh doanh của bạn thành một cơn ác mộng. Đừng bao giờ dự đoán bạn sẽ có khoảng bao nhiêu tiền trong tay mà hãy tính toán dòng tiền hàng tháng của bạn, và theo dõi nó liên tục.

Tạo một kế hoạch dự phòng. Dành một khoản tiền mặt dự trữ để duy trì doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động ít nhất là sáu tháng trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang bị mất doanh thu.

Tìm hiểu những rủi ro mà doanh nghiệp bạn có thể gặp phải

Là một doanh nhân, bạn phải hiểu những rủi ro mà doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải.

Hãy làm việc với một số chuyên gia bảo hiểm, luật sư kinh doanh những người chuyên làm việc với các doanh nghiệp tương tự như bạn hay một số doanh nhân hoạt động kinh doanh giống bạn. Hãy hỏi họ về những rủi ro khác nhau mà họ có thể nhìn thấy trong doanh nghiệp riêng của họ. Những người đã kinh doanh trong một thời gian dài sẽ cho bạn một cái nhìn sâu sắc có giá trị.

Khi bạn nói chuyện với các doanh nhân khác, hãy hỏi họ những câu hỏi sau:

- Những loại bảo hiểm nào bạn cần có cho doanh nghiệp của bạn?

- Có những rủi ro nào liên quan đến doanh nghiệp của họ?

Bạn có thể nghĩ rằng các doanh nhân sẽ không thoải mái khi chia sẻ các thông tin trên với bạn, nhưng trong thực tế, hầu hết trong số họ sẽ không cảm thấy có vấn đề gì và sẵn sàng giúp bạn.

Tránh đứng ra bảo lãnh một mình

Nếu doanh nghiệp bạn mới thành lập và bạn cần vay tiền, rất có thể bạn sẽ phải cung cấp một số loại bảo lãnh cá nhân. Nếu có nhiều chủ sở hữu trong doanh nghiệp của bạn, thì bạn không nên đứng ra một mình bảo lãnh mà hãy thương lượng và mỗi chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm một phần ba số tiền cho vay.

Thiết lập mục tiêu thực tế.

Mục tiêu thực tế có nhiều khả năng trở thành hiện thực. Khi bạn phát triển một chiến lược kinh doanh, hãy chắc chắn rằng đưa ra mục tiêu càng thực tế càng tốt. Thay vì nghĩ đến những gì sẽ xảy ra trong 5 hoặc 10 năm sau, hãy đề ra mục tiêu trong 6 tháng đến 1 năm.

Nếu bạn bắt đầu với không khách hàng, cố gắng có được 10 khách hàng đầu tiên, sau đó 50, sau đó là 100, và cứ như vậy tăng lên. Nếu bạn thiết lập một mục tiêu không thực tế, bạn sẽ chán nản và thất vọng. Mục tiêu không thực tế sẽ có vẻ khó có được và nó sẽ làm tổn thương tinh thần.

Định giá hợp lý

Giá hợp lý sẽ giúp bạn chứng minh ý tưởng của mình và khả năng tồn tại của sản phẩm của bạn. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, khảo sát khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra mô hình định giá đúng.

Nhung Anh ( theo Successharbor)

Nhung Anh

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/lam-the-nao-de-toi-thieu-hoa-rui-ro-khi-khoi-nghiep-d105131.html