Lạm phát: Giảm nhưng phải ổn định!

Tại hội thảo “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) của Trường ĐH kinh tế, ĐH quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây, TS Nguyễn Đức Thành (VEPR) đưa ra nhận định rằng các chính sách vĩ mô trong ngắn hạn Việt Nam chưa rõ mục tiêu ưu tiên. Lạm phát? Tỷ giá? Tăng trưởng? Hay tài trợ cho ngân sách khi cần thiết?

TIN LIÊN QUAN
Hối hả vay USD “chạy” siết ngoại tệ

Lập tức nhận định này được chuyên gia lão luyện, ông Trương Đình Tuyển, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia bác lại. Ông Tuyển khẳng định mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát trong năm nay thể hiện rất rõ Nghị quyết của Chính phủ.

Ảnh minh họa.

Tăng trưởng và lạm phát, hai mục tiêu như hai mũi tên bắn đi hai hướng khiến các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu để cân đối. Và không phải không có lý do khi vị TS còn rất trẻ đưa ra nhận định này. Nói như TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) khi nói về cải cách DNNN thì thực tế có 3 kiểu “nói không làm, làm không nói và không nói không làm”.

Tại Hội thảo “Cập nhật tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ- châu Âu và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Warren Hogan – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ANZ đưa ra nhận định: Triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam về cơ bản là sáng sủa với mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6%.

Tuy nhiên, ông Warren Hogan cũng không quên lưu ý, dù lạm pháp của Việt Nam sẽ có thể giảm xuống mức một con số trong nửa sau của năm nay, nhưng vẫn còn các rủi ro lên giá do giá hàng hóa trên thế giới tăng (lương thực và dầu) và việc nới lỏng chính sách tiền tệ…

Chuyên gia ANZ huyến nghị: Trong tương lai gần, thách thức chính sách của Việt Nam là việc cần đạt được sự cân bằng giữa mức tăng trưởng mong muốn và kiềm chế lạm phát. Nếu lạm phát giảm xuống và ổn định ở mức một con số thì tăng trưởng GDP có thể quay lại mức tiền măng là 7,0% - 7,5%, với điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi. Hai điều kiện “giảm” và “ổn định” của lạm phát được vị chuyên gia này đặc biệt lưu ý.

Lạm phát của Việt Nam vào tháng 2 đã giảm xuống còn 16,4% so với cùng kỳ năm ngoài và hiện đang ở trong khoảng 1 con số, tuy nhiên chuyên gia ANZ cho rằng, lạm phát sẽ có thể tiếp tục ở mức 2 con số cho đến nửa sau của năm 2012 bởi các rủi ro tăng giá vẫn còn và rủi ro do chính sách tiền tệ bị nới lỏng quá mức và quá sớm.

Thanh Lan

Nguồn Pháp Luật VN: http://www.phapluatvn.vn/kinh-doanh/thi-truong/201203/Lam-phat-Giam-nhung-phai-on-dinh-2065055/