Lá chắn Mỹ 'bó tay' trước tên lửa Triều Tiên?

Các chuyên gia quân sự của tạp chí War on the rocks thử tính toán hiệu quả thực sự của hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Mỹ. Kết quả đánh giá của tạp chí này rất khác so với tuyên bố tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước trên chương trình truyền hình Mỹ.

Tên lửa đạn đạo Hwasong-14 Bắc Triều Tiên - ảnh minh họa của War on the rocks

Trong một chương trình TV Fox News, được dẫn bởi MC nổi tiếng Sean Hannity, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Mỹ là 97%. Ông nói,  "Chúng ta có những tên lửa đánh chặn, có thể bắn hạ một tên lửa đạn đạo trong không gian với hiệu suất là 97% các tình huống. Nếu kẻ thù phóng 2 tên lửa, cả 2 cũng sẽ bị bắn hạ". Tuyên bố của tổng thống Mỹ liên quan duy nhất đến hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất (GMD), đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn hành trình của chuyến bay.

Nếu Triều Tiên bắn một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM - hoặc nhiều hơn một ICBM vào lãnh thổ Mỹ, chỉ có một hệ thống duy nhất có thể bắn hạ. Hệ thống này là GMD, thực hiện nhiệm vụ phóng tên lửa đánh chặn từ căn cứ tên lửa mặt đất (Ground-Based Interceptors - GBI), có trụ sở tại Fort Greely ở Alaska để phá hủy đầu đạn bên ngoài khí quyển trái đất trong giai đoạn trung gian.

Điều này ngược với quan niệm sai lầm phổ biến, các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như THAAD và Aegis không có khả năng đánh chặn ICBM, chúng được thiết kế cho các mục tiêu khác. GMD được phát triển trong hơn hai thập kỷ với dự đoán chính xác nhằm đối phó với mối đe dọa như vậy.  Với tổng giá trị lên đến 40 tỷ USD, GMD vẫn là một hệ thống chưa hoàn hảo, mặc dù trên danh nghĩa, hệ thống đã hoạt động từ năm 2004 .

Các tổ hợp phóng tên lửa đánh chặn của hệ thống GMD được đặt tại ba địa điểm - căn cứ không quân Cape Cod ở Massachusetts, căn cứ không quân Bial ở California và căn cứ không quân Cliard ở Alaska. 30 tên lửa đánh chặn hiện đang được triển khai, và 15 tên lửa đánh chặn khác dự kiến sẽ sẵn sàng được triển khai trong năm tới.

Kể từ ngày 24.06.1997, khi lần thử nghiệm đầu tiên được bắt đầu nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu suất của hệ thống, Mỹ đã tiến hành 18 lần thử nghiệm nhằm bắn hạ một tên lửa đạn đạo mục tiêu. Các cuộc thử nghiệm thành công là 10 lần, cho hiệu suất chiến đấu là 56%.

Nếu theo tính toán này, để đạt được hiệu quả chiến đấu mà tổng thống Donald Trump tuyên bố, các chuyên gia của tạp chí War on the Rocks cho rằng: sẽ không phải là một tên lửa đánh chặn chống một tên lửa đạn đạo, mà phải là 4 tên lửa đánh chặn chống 1 tên lửa đạn đạo Hwasong-14.

Có nghĩa là trong trường hợp diễn ra một cuộc tấn công bằng tên lửa liên lục địa từ Triều Tiên, với một khả năng rất cao, chỉ có 8-9 tên lửa đầu tiên có khả năng bị bắn hạ.

Như vậy, Triều Tiên đơn thuần chỉ cần có số lượng tên lửa lớn là có thể chọc thủng lá chắn tên lửa Mỹ. Điều đó có nghĩa là, tuyên bố của tổng thống Donald Trump hoàn toàn chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, được đưa ra nhằm làm an lòng nước Mỹ.

Dựa trên những tính toán này, các chuyên gia của tạp chí War on the Rocks đưa ra lời khuyên: Hãy ngừng tưởng tượng về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên bằng vũ lực – một ảo tưởng được hình thành bởi người Mỹ tin tưởng quá mức vào các hệ thống phòng thủ tên lửa - và chấp nhận rằng không có thuốc công nghệ chữa bách bệnh có thể giải quyết chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Đã đến lúc phải quay trở lại với những phương pháp được thử thách trong thực tiễn và thử nghiệm: ngoại giao và kiềm chế. Tiến trình phi hạt nhân Triều Tiên không có giá trị khi phải tạo ra nguy cơ mạo hiểm cho bất kỳ thành phố nào của Mỹ.

Sự tự tin chết người vào một hệ thống phòng thủ tên lửa không được kiểm tra có thể sẽ phải trả giá thảm khốc khi cho rằng hệ thống này có thể cứu nước Mỹ khỏi đòn trả đũa nhiệt hạch của Triều Tiên.

TTB

Trịnh Thái Bằng

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/chuyen-gia-quan-su-la-chan-my-khong-the-ngan-chan-ten-lua-trieu-tien-142327.html