Kỳ quái nghĩa địa xe tăng

(VTC-News) – Những con quái vật bằng sắt từng một thời gây khiếp đảm trên chiến trường, giờ đây nằm hoen gỉ giữa cỏ cây lau lách. (Thái Hồ)

Những chiếc xe tăng này từng ngang dọc khắp châu Âu trong Thế chiến thứ II. Giờ đây, chúng nằm kín một quả đồi ở Nga, tàn phế và u uất!

Khi một cuộc chiến qua đi, những cỗ máy chiến tranh trở nên vô dụng. Những nghĩa địa xe tăng được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, từ Afghanistan, Lào, Đức, Kuwait hay Iraq.

Rất nhiều những “cựu chiến binh” này vẫn có khả năng khạc lửa dù đã phải dầm mưa dãi nắng hàng mấy chục năm.

Ở vị trí của những người lính năm xưa giờ đây là những nhánh xương rồng xanh tốt. Quá khứ liệu có ngủ yên?

Sự hoang phế đang quét lên mình những con quái vật này một màu sơn hoàn toàn khác lạ, màu vàng cam của gỉ sét.

Một chiếc T-62 của Liên Xô nằm han gỉ tại nghĩa địa xe tăng gần Kandahar, nơi đây thực sự đã diễn ra những “cuộc chiến xe tăng”.

Thành phố Kabul với lịch sử trên 3.500 tuổi đã trải qua biết bao cuộc chiến, nghĩa địa xe tăng lớn nhất thế giới này chỉ là một trong những di tích chiến tranh nổi tiếng nơi đây.

Afghanistan có ít nhất hai nghĩa địa xe tăng đều nằm lân cận với những thành phố lớn là Kabul và Kandahar.

Còn đây là nghĩa địa xe tăng trên sa mạc Kuwait. Xác những chiếc xe tăng của Liên Xô và Trung Quốc đã nằm lại đây sau cuộc chiến có tên “Bão táp sa mạc” những năm 90 thế kỷ trước.

Những họng pháo này, sau bao năm ngủ yên trong lặng lẽ, vẫn còn giữ nguyên vẻ đáng sợ của mình.

Những bánh xích chôn vùi trong cát, trông giống như cái xác trơ xương của một con thú khổng lồ.

Chúng là những hình ảnh còn lưu lại của cuộc chiến tranh vùng Vịnh từng diễn ra ác liệt trên đất nước Iraq và Kuwait.

Chiếc xe tăng này trông còn khá nguyên vẹn với tháp pháo, súng máy và bánh xích. Có lẽ là nó đã bị bỏ rơi khi cuộc chiến đi qua.

Còn đây là một nghĩa địa xe tăng khác tại khu vực Asmara, thủ phủ của đất nước Eritrea. Nghĩa địa này chứa tới hàng ngàn những cỗ máy quân sự khổng lồ hư hỏng.

Thật khó hình dung khối sắt thép han gỉ này từng là một cỗ máy giết người đáng sợ.

Những gì còn sót lại cho thấy nó là mẫu xe tăng lội nước PT-76 từng được Liên Xô viện trợ cho quân đội Việt Nam.

Còn đây là xác của một chiếc xe tăng Liên Xô trên đất Lào. Chiếc xe này từng được quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc chiến tranh với Mỹ.

Ethiopia và Eritrea sau đó còn tiếp tục gây chiến với nhau một lần nữa vào năm 1998-2000, vì vậy mà nghĩa địa này lại tiếp tục có thêm những thành viên mới.

Những chiếc xe tăng này từng là đối thủ không đội trời chung. Nhưng giờ đây chúng cùng nằm lặng lẽ bên nhau để mặc nắng mưa gặm nhấm.

Người ta không thể tận dụng khối lượng kim loại khổng lồ này để tái chế do những nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn trong đó. Do vậy mà chúng vô hình dung đã trở thành những đài tưởng niệm chiến tranh.

Đây là dấu tích còn lại của cuộc chiến tranh dành độc lập (1961-1991) của đất nước Eritrea khỏi sự lệ thuộc với Ethiopia.

Có cái gì đó vừa độc đáo lại vừa buồn trong hình ảnh một chiếc xe tăng nằm gục chết.

Đây là những gì còn sót lại của quân đội Saddam Hussein. Phần lớn đã bị phá hủy và tháo dỡ nhiều bộ phận chính.

Khu vực Trại Taji bên ngoài thủ đô Baghdad của Iraq là một nghĩa địa non trẻ hơn, mới chỉ hình thành sau cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.

Một nghĩa địa xe tăng khổng lồ tại khu rừng Thuringia của Đức. Khoảng 14.200 xác xe tăng đã được tháo dỡ tại đây kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc và nước Đức thống nhất vào năm 1991.

Những chiếc M-84 này từng đóng vai trò quyết định trong “cuộc bao vây 87 ngày” đem đến chiến thắng cho nhân dân Croatia.

Còn đây là xác một chiếc xe tăng M-84 tại thành phố Vukovar của Croatia. Nó là một nhân chứng lịch sử của sự kiện Croatia giành độc lập (1991-1995).

Mỗi một khối thép này nặng trung bình 25 tấn và được thiết kế để không thể bị phá vỡ. Do đó việc tháo dỡ chúng cho mục đích tái sử dụng không hề đơn giản tí nào.

Hàng ngàn chiếc khác vẫn đang xêp hàng chờ đến lượt. Chúng bao gồm cả xe của quân đội Đông Đức và Tây Đức.

Một công ty có tên Battle Tank Dismantling đảm nhận việc này hàng chục năm qua. Họ phải tháo dỡ hoàn toàn bằng tay, đó là những công việc vô cùng nặng nhọc và khó khăn.

Đổi lại, lợi nhuận từ việc tái chế, dù luôn được giữ kín, chắc chắn là không hề nhỏ. Điều đó cũng xứng đáng cho những người có thể hồi sinh những con quái vật này, ở một hình hài khác “hiền hòa” hơn.

Nguồn VTC: http://vtc.vn/394-388832/phong-su-kham-pha/ky-quai-nghia-dia-xe-tang/slide-show/1/index.htm