Kỳ IV: Những thảm họa hạt nhân

Ngày 24/1/1961, một chiếc máy bay ném bom B-52 mang theo 2 quả bom nguyên tử Mk 39 có độ lớn 4 megatron đã được lệnh tiếp nhiên liệu trên không trung của căn cứ không quân Seymour Johnson. Chiếc máy bay B-52 được dự kiến sẽ gặp máy bay chở dầu trên Goldsboro, Bắc California, phía Đông Bắc của căn cứ.

Tai nạn máy bay B-52 Goldsboro

Phi hành đoàn của máy bay chở dầu nhận thấy chiếc B-52 bị rò rỉ nhiên liệu từ phía cánh phải. Chiếc máy bay ném bom được lệnh quay lại căn cứ. Khi tiếp cận sân bay, sự rò rỉ nhiên liệu đã dẫn đến hư hỏng cơ học nghiêm trọng. Chiếc máy bay mất kiểm soát ở độ cao 3.000m. Khi hạ cánh, chiếc B-52 vỡ tung. Hai quả bom rơi xuống mặt đất. Ba thành viên phi hành đoàn tử vong, những người còn lại hạ cánh an toàn. Ngay lập tức, không quân Mỹ tổ chức đoàn tìm kiếm và thu hồi những trái bom. May mắn thay, những trái bom đã được nhanh chóng thu hồi. Nếu không nhờ các phi công khóa những trái bom trước khi chúng rơi xuống, thì hẳn hàng triệu sinh mạng đã bị cướp đi chỉ trong một vài giây.

Nhà máy nguyên tử Three Mile Island

Ngày 28/3/1979, một trong những thảm họa hạt nhân tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ đã diễn ra tại nhà máy nguyên tử Three Mile Island ở Pennsylvania. Các nhân viên làm việc tại nhà máy không hay biết rằng một hư hỏng trong hệ thống làm mát đã khiến nhiệt độ trong lõi lò tăng lên khủng khiếp.

Thật không may, nhà máy hạt nhân này lại không có hệ thống cảnh báo hay hệ thống cảm biến. Các công nhân đã phải dừng nguồn cung cấp khẩn cấp, do đó, lò phản ứng không được cung cấp chất làm mát. Nhiệt độ của lò phản ứng lên quá cao khiến một nửa lượng uranium trong đó tan chảy. Mặc dù có một lượng phóng xạ nhỏ phát ra, tuy nhiên lượng phóng xạ này không gây hại cho dân cư địa phương, bởi nó chỉ tương đương với nửa lượng phóng xạ trong một lần chụp X-quang.

Mặc dù vậy, tai nạn khiến người dân vô cùng bức xúc. Hơn 2 triệu người đã tham gia các cuộc phản kháng hoạt động của nhà máy năng lượng hạt nhân. Ngày 1/4/1979, Tổng thống Jimmy Carter đã kiểm tra nhà máy để đảm bảo rằng nhà máy đã được kiểm tra kỹ lưỡng nhằm tránh những vụ tai nạn tương tự.

40 năm sau, nhà máy Three Mile Island vẫn tiếp tục hoạt động mà không có thêm sự cố nào. Tuy nhiên, theo dự kiến, do chi phí cạnh tranh từ khí tự nhiên, nhà máy này sẽ ngừng hoạt động vào năm 2019. Gần 700 nhân viên sẽ mất việc làm.

Kiều Phong

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/ky-iv-nhung-tham-hoa-hat-nhan-3637477-b.html