Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Không có “vùng cấm” trong vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng

(Cadn.com.vn) - Làm gì để tái cơ cấu nhanh nền nông nghiệp Việt Nam, giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới... là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội phân tích, thảo luận kỹ tại phiên thảo luận sáng 4-11 về Kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bên lề Quốc hội chiều 4-11, trao đổi với báo giới việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, sau khi bị Ban Bí thư cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng theo quy định của Đảng, sau khi xử lý về mặt Đảng, thì về mặt chính quyền và đoàn thể cũng phải xử lý tương ứng.

Ông Trần Quốc Vượng khẳng định, việc cho rằng cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương của ông Vũ Huy Hoàng nhiệm kỳ 2011 - 2016 chỉ mang ý nghĩa về mặt danh dự là không đúng. “Ở đây, anh không thể trốn tránh trách nhiệm, anh đã vi phạm trong lúc đang giữ chức vụ thì phải bị xử lý. Thì sau này người ta không nói anh giữ chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương ở giai đoạn đó nữa... Và nếu như có chế độ kèm theo chức vụ đó thì sẽ không được hưởng nữa", ông Vượng chỉ rõ.

Trước câu hỏi là cần có cơ chế như thế nào để giám sát những người ở chức vụ cao như ông Hoàng, để có thể phát hiện các sai phạm khi đang đương chức, không để nghỉ hưu rồi mới phát hiện ra, ông Vượng cho hay tất cả các cơ chế giám sát hiện nay đều có thể làm được nếu như tất cả mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình. Dĩ nhiên, các cơ chế đó giờ tiếp tục phải hoàn thiện. "Có thể do trong quá trình giám sát không thực hiện đầy đủ, còn cơ chế giám sát của Đảng, Nhà nước lúc nào cũng có và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện tiếp để đi cùng với quá trình phát triển” – ông Vượng nói.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết thêm, tinh thần của Đảng là sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, “xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm cũng phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng, Nhà nước". Vấn đề quan trọng là phải thực hiện tinh thần giám sát, phải phát huy giám sát của xã hội, giám sát của nhà nước, giám sát của Đảng, nói như Tổng Bí thư là càng có quyền lực, càng phải giám sát.

T.T

Qua thảo luận, các đại biểu đều thống nhất với nhận định được Đoàn giám sát đưa ra, đó là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai rộng rãi trên toàn quốc đã đạt những kết quả quan trọng. Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người dân được thay đổi, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) thấy rằng trong quá trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện đang bị ách tắc 3 điểm. Đó là tiêu thụ sản phẩm chưa bài bản, còn hạn chế trong áp dụng khoa học công nghệ và hình thái tổ chức sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp, siêu nhỏ. Thể hiện sự đồng tình cao với tiêu chí thứ 13 trong xây dựng nông thôn mới là phải có hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, đại biểu đề nghị quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sản phẩm nông nghiệp theo vùng và liên vùng để có một vùng nguyên liệu chế biến sâu, có hạ tầng dùng chung đó là cảng, sân bay, thủy lợi và các hạ tầng khác. Đầu tư công nghệ cao những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp để nâng cao giá trị về kinh tế. Về chính sách, đại biểu đề nghị phải cụ thể hóa Điều 6 của Luật hợp tác xã và bổ sung Nghị định 193 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã hơn 3 năm thực hiện...

Với quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần lấy doanh nghiệp làm chủ lực, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) lý giải việc tái cơ cấu nông nghiệp là thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp từ thủ công sang quy mô hóa, hiện đại hóa. Việc này nếu chỉ nhà nước hay nhân dân đều không làm được mà phải dựa vào doanh nghiệp. Vì thế, cần đề ra những cơ chế, chính sách pháp luật đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đây phải được coi là nội dung chính, là đòn bẩy để tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới - đại biểu khẳng định.

Theo đại biểu, tái cơ cấu nông nghiệp cũng cần cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp, đó là các đơn vị sự nghiệp có thu như trạm giống cây trồng, vật nuôi, trung tâm khuyến nông, khuyến ngư... Những đơn vị này trong nhiều năm qua hoạt động với cơ chế bao cấp, không phải là đơn vị nghiên cứu hay đơn vị kinh tế thực thụ nên dù có đóng vai trò dẫn dắt người dân làm theo, nhưng không thể cam kết bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Khi xảy ra tình trạng được mùa mất giá hay được giá mất mùa, người thiệt thòi nhất vẫn là nông dân. Vì thế, khi doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp sẽ là người quyết định sự phân khúc thị trường nên sẽ hướng dẫn người nông dân làm theo quy trình của mình và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Thu Thủy – TTXVN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/102_157174_ky-ho-p-thu-2-quo-c-ho-i-kho-a-xiv-thu-c-da-y-nhan.aspx