Kỳ bí loài ngựa bước ra từ truyền thuyết, mồ hôi đỏ như máu

Từng đi vào truyền thuyết với màu lông ánh kim, mồ hôi như máu, Akhal-Teke được coi là giống ngựa quý hiếm nhất thế giới.

Akhal-teke là loài ngựa được ví như một huyền thoại. Tên của giống ngựa này được đặt theo bộ tộc Teke Turkmen, cư trú gần ốc đảo Akhal trên hoang mạc Karakum (Turkmenistan).

Akhal-teke được tôn vinh làm biểu tượng quốc gia, là một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất.

Akhal-teke còn được biết đến là loài ngựa trung thành, có khả năng thấu hiểu chủ nhân. Bucephalus - chiến mã của Alexander Đại Đế (Hy Lạp) - cũng là giống Akhal-teke và chỉ có Đại đế mới thuần hóa nổi chúng. Ảnh: Tượng Alexander Đại Đế và Bucephalus của nhà điêu khắc John Steell tại Edinburgh (Scotland).

"Không có giống ngựa nào khác để lại ấn tượng khó quên như Akhal-Teke – cao quý, nhẹ nhàng và uyển chuyển, lấp lánh ánh vàng dưới tia nắng Mặt Trời", nhà lai tạo Alexander Klimuk đã viết như thế về giống ngựa này.

Giống ngựa này còn có tên là "hãn huyết mã" do mồ hôi như máu trong truyền thuyết. Akhal-Teke, Chúa tể trong sa mạc Karakoum.

Để đi tìm lời giải, đã có cả một hội nghị về vấn đề này. Một số học giả kết luận màu đỏ của mồ hôi thực chất là một căn bệnh hiếm gặp, do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác.

Các chuyên gia cũng cho rằng có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Chúng thuộc về giống ngựa Akhal-Teke, được thuần hóa bắt đầu cách đây khoảng 3.000 năm. Ảnh: Ngựa Akhal-Teke cổ đại, bằng đồng, thế kỷ 4 - 1 TCN. Ảnh: Wiki.

Tuy nhiên, những câu chuyện bí ẩn về loài hãn huyết mã này vẫn được lan truyền với nhiều sắc màu huyền thoại.

Người Nga gọi chúng là 'Argamaks' (Ngựa thần thánh) và ở Trung Quốc cổ đại, chúng được gọi là 'thiên mã'. Ảnh: Wiki.

Trong số các loại màu sắc khác nhau của giống ngựa Akhal-Teke, màu kem, palomino hoặc kem bayo thường có ánh kim loại, khiến chúng trông giống như có lớp lông được mạ vàng.

Ngựa Akhal-Teke được đánh giá cao về tốc độ, sức chịu đựng trong sa mạc. Theo ghi chép, vào năm 1935, một bầy ngựa Akhal-Teke đã băng qua sa mạc Karakum với quãng đường dài đến 4.152 km chỉ trong 84 ngày. Đặc biệt, trong chuyến đi ấy, có lúc đến 3 ngày chúng không uống một giọt nước nào.

Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế từng treo thưởng hậu hĩnh cho ai có thể tìm được cho ông một con Hãn huyết bảo mã thuần chủng, vốn được cho là hiện diện tại Trung Á nhưng hiếm có ở Trung Quốc.

Mời quý độc giả xem video:"Hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Vua bóng đá Pele".

Hoàng Mai (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-bi-loai-ngua-buoc-ra-tu-truyen-thuyet-mo-hoi-do-nhu-mau-1972037.html