KOC - cơ hội và rủi ro

KOC là viết tắt của là Key Opinion Consumer (người tiêu dùng chủ chốt), chỉ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. KOC là nghề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm vì công việc được cho là không quá vất vả mà mang lại thu nhập tốt. Tuy nhiên, rủi ro không phải là không có.

Nở rộ KOC trên mạng xã hội

Những năm gần đây, công nghệ số phát triển, thiết bị thông minh phổ biến, nền tảng mua bán trực tuyến hết sức phong phú và đa dạng. Việc sử dụng truyền thông, quảng bá sản phẩm bởi KOL/KOC như là một "nghề" đang thịnh hành tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

KOC là viết tắt của là Key Opinion Consumer (người tiêu dùng chủ chốt), chỉ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của KOC là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét. Họ không cần là người có chuyên môn sâu cũng như tầm ảnh hưởng lớn như KOL (người dẫn dắt dư luận chủ chốt). Vì vậy, KOC trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo nội dung số.

Công việc chính của KOC là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét

Chị Thơ Nguyễn, một người rất đam mê nấu ăn và review ẩm thực, đã gắn bó với với công việc KOC đã hai năm nay. Từ những video review về những quán hàng ăn trên đường phố hay những công thức, cách làm các món ăn trong gia đình đã thu hút rất đông người theo dõi và bình luận. Đến nay, kênh Ther Nguyễn Bóc Food của chị đến nay đã thu hút hơn 250 nghìn người theo dõi gần 5 triệu lượt người thích trên TikTok.

Những video review về những quán hàng ăn trên đường phố hay những công thức, cách làm các món ăn trong gia đình đã thu hút rất đông người theo dõi và bình luận

Chị Nguyễn Thơ - Chủ kênh Ther Nguyễn Bóc Food chia sẻ: "Hai năm trước có dịch Covid, cả xã hội giãn cách. Lúc đó, tôi cũng rảnh rỗi ở nhà, lập một kênh TikTok là Thơ Nguyễn bóc food, và đã quay video về nấu ăn, về đời sống hàng ngày, được rất nhiều người theo dõi, trở thành một KOC. Và đã có những nhãn hàng chú ý đến và họ ngỏ lời mình review, mình mới biết việc review này có thể trở thành một công việc nghiêm túc. Công việc này rất hấp dẫn về thu nhập, cũng tùy vào độ thu hút, giá trị thương hiệu cá nhân của bạn, tuy nhiên với tôi, mức thu nhập này cao hơn nhiều so với lương văn phòng. Đã có thời gian tôi nghỉ việc văn phòng để sản xuất nội dung trên tiktok".

Chị Nguyễn Thơ - Chủ kênh Ther Nguyễn Bóc Food

Còn Thiên Dương, một KOC trong lĩnh vực làm đẹp, thì bắt đầu công việc như một sự tình cờ thú vị. Ban đầu, Dương thường đăng các video làm đẹp lên TikTok, dần dần số người theo dõi tăng lên. Dù không theo học bất cứ khóa học hay trường lớp nào đào tạo chuyên sâu về công việc này nhưng với sự tự mày mò, học hỏi, cùng sự duyên dáng, hài hước, những video của cô gái trẻ vẫn thu hút rất đông người theo dõi và yêu thích.

Cùng sự duyên dáng, hài hước, những video của Thiên Dương thu hút rất đông người theo dõi và yêu thích

Hay chị Nguyễn Thiên Dương - Chủ kênh Hiim.Zoe chia sẻ: "Khi làm KOC, em cũng đặt cho mình giới hạn review, hướng đến khán giả bằng những content ra sao. Khi mình đi theo hướng làm content chân thực đúng với những gì mình đang sử dụng, khó khăn sẽ nhiều ý kiến trái chiều như khách dùng sản phẩm không giống như mình tư vấn, xây dựng content như thế nào để tiếp cận khách hàng gần gũi nhất. Về mặt tích cực, bọn em được sáng tạo tự do, được là chính mình".

Chị Nguyễn Thiên Dương - Chủ kênh Hiim.Zoe

Đó chỉ là một số trong rất nhiều ví dụ về những KOC trên mạng xã hội hiện nay. Sự bùng nổ của mua sắm online khiến cho công việc như của các reviewer Thiên Dương, Thơ Nguyễn hấp dẫn với người trẻ. Những lớp dạy livestream, đào tạo KOL, KOC mọc lên như nấm, và nó cũng tạo áp lực tới việc sáng tạo nội dung, thu hút khách hàng cho các reviewer.

Sức ảnh hưởng của KOC Trung Quốc

Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng KOC vào các chiến dịch marketing và thật không có gì bất ngờ khi ngày nay, họ đã dẫn đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái cho thị trường tiếp thị thông qua KOC. Các chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng, nhóm này mang đến nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng KOCs vào các chiến dịch marketing

Hàng đêm, hàng chục triệu người dân Trung quốc theo dõi những người có ảnh hưởng nói về các sản phẩm và mua những gì mà họ đề xuất trên những sàn thương mại điện tử như Taobao.

Hơn ⅔ người tiêu dùng Trung Quốc đồng ý rằng những nội dung đánh giá sản phẩm trên mạng đối với họ là "khá quyết định", "rất quyết định" hoặc "hoàn toàn quyết định". Điều này góp phần tạo nên quyết định mua hàng của khách hàng. Do đó, tiếng nói của các bạn trẻ làm KOC ở Trung Quốc thời nay rất có trọng lượng. Từ đó, các nhãn hàng sẽ dần chuyển dịch từ KOL sang KOC bởi độ tin tưởng của khách hàng đối với thế hệ influencer mới này.

Các nhãn hàng dần chuyển dịch từ KOL sang KOC bởi độ tin tưởng của khách hàng đối với thế hệ influencer mới này

Các KOC cũng có thể kiếm tiền rất nhanh và nhiều với đa dạng lĩnh vực. Trong lễ hội mua sắm trực tuyến 618 năm 2021, có 8 KOCs đã đạt tổng giá trị hàng hóa lên đến con số 15,4 triệu Đô la Mỹ (mỗi người) chỉ thông qua kênh phát trực tiếp Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc). Các KOC Trung Quốc không chỉ tạo ra nội dung có lượt tương tác organic, được các thương hiệu xác nhận bao gồm nhiều lĩnh vực từ làm đẹp, thời trang, thực phẩm và đồ uống đến giáo dục, công nghệ và thậm chí cả tài chính mà thu nhập của ngành nghề này hiện nay cũng đã thuộc hàng khủng tại quốc gia được mệnh danh là "Công xưởng của thế giới".

Các KOCs Trung Quốc tạo ra nội dung có lượt tương tác organic, được các thương hiệu xác nhận

Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng con số mà các KOC Trung Quốc kiếm được từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 38,3 tỷ đô-la Mỹ, 96 tỷ đô-la Mỹ và 210 tỷ đô-la Mỹ, tăng gấp đôi mỗi năm. Điều này được ước tính rằng, trong năm 2025, con số này sẽ đạt xấp xỉ 1035 tỷ Đô la Mỹ.

Rủi ro từ thiếu kiến thức

Anh Nguyễn Việt Dũng - quận Cầu Giấy chia sẻ: "Mình cũng thường xuyên mua hàng trên MXH. Tuy nhiên mình thường xuyên chọn các KOC có uy tín chất lượng bởi vì họ có kinh nghiệm, trải nghiệm, đem tới cho mình những deal giá hời".

Đó chính là thói quen mua sắm online của nhiều người - tin vào KOC và độ nổi tiếng của KOC. Nhưng chính các KOC lại gây ra nhiều vụ lùm xùm, có thể kể tới các vụ việc điển hình như: TikToker Phạm Thoại bị tố nhận 200 triệu tiền hợp đồng để livestream bán hàng nhưng chỉ bán được 20 triệu...

TikToker Phạm Thoại bị tố nhận 200 triệu tiền hợp đồng để livestream bán hàng nhưng chỉ bán được 20 triệu

Hay Bích Ngọc - chủ kênh Chuyện Nhà Linh Bí bị tố quảng cáo sai sự thật một sản phẩm chức năng cho trẻ em có nguồn gốc từ Nhật Bản. TikToker này sau đó đã phải làm clip xin lỗi vì đã không kiểm soát phát ngôn.

Bích Ngọc - chủ kênh Chuyện Nhà Linh Bí bị tố quảng cáo sai sự thật

Võ Hà Linh cũng là nhân vật từng gặp ồn ào với nhãn hàng. Cô từng bị chính nhãn hàng tố là đã không sử dụng đúng sản phẩm của họ và thu thập bằng chứng kiện nữ TikToker để bảo vệ quyền lợi pháp lý.

Võ Hà Linh từng bị chính nhãn hàng tố là đã không sử dụng đúng sản phẩm của họ

Không chỉ vậy, các vụ lùm xùm thời gian qua cũng gắn với nhiều tên tuổi nghệ sĩ.

Tháng 9/2023, nghệ sĩ Cát Tường thừa nhận nói quá công dụng khi cho rằng một sản phẩm sữa có thể thay thế thuốc trị bệnh tiểu đường và phải đăng đàn xin lỗi.

Nghệ sĩ Cát Tường thừa nhận nói quá công dụng khi cho rằng một sản phẩm sữa có thể thay thế thuốc trị bệnh tiểu đường và phải đăng đàn xin lỗi

Tháng 6/2021, nghệ sĩ Hồng Vân xin lỗi khán giả vì quảng cáo thổi phồng công dụng về viên sủi thảo dược.

Nghệ sĩ Hồng Vân xin lỗi khán giả vì quảng cáo thổi phồng công dụng về viên sủi thảo dược

Tháng 7/2021, hoa hậu Mai Phương Thúy xin lỗi khán giả vì quảng cáo sản phẩm giảm cân đã bị thu hồi giấy phép.

Hoa hậu Mai Phương Thúy xin lỗi khán giả vì quảng cáo sản phẩm giảm cân đã bị thu hồi giấy phép

Vi phạm thì đã rõ, nhưng một vấn đề khác cũng nghiêm trọng không kém đó là những con người của công chúng này đang gây mất niềm tin nơi chính khán giả của họ.

Chị Lê Lan - Quận Hà Đông chia sẻ: "Với vai trò một người hâm mộ thì ngôi sao của mình yêu thích cái gì, cổ vũ cái gì thì mình cũng có xu hướng đánh giá tốt cho sản phẩm đấy. Dựa trên tâm lí đó, tôi nghĩ nghệ sĩ nên có sự chắt lọc, chứ không phải đánh giá bừa để lấy cát-xê cho bản thân. Nó không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, hình ảnh của họ, còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Không nên quảng cáo quá hiệu quả sản phẩm đó".

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của cá nhân sử dụng mạng xã hội có 500.000 người theo dõi, đăng ký. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được lấy ý kiến, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung quy định về hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của cá nhân sử dụng mạng xã hội có 500.000 người theo dõi, đăng ký

Luật sư Hà Trọng Đại - Công ty Luật TNHH Hà Trọng Đại và cộng sự chia sẻ: "Một số điều luật sửa đổi của luật quảng cáo 2012 có bổ sung thì người truyển tải phải tuân thủ luật quảng cáo, luật bảo vệ người tiêu dùng, bắt buộc có kí hợp dồng với đơn vị, chứng minh được nguồn gốc sản phẩm. Theo trào lưu hiện nay, các bạn trẻ rất dễ vi phạm pháp luật quảng cáo ko đúng sự thật, nhẹ thì bị xử lý hành chính, nặng thì xử lí hình sự. Căn cứ theo nghị đinh 38/2021, quảng cáo sai sự thật sẽ chịu mức phạt 60-80 triệu đồng, chúng tôi cho rằng mức phạt này chưa đủ sức răn đe".

Dù là một mảnh đất màu mỡ và đầy tiềm năng, nhưng thương mại điện tử nói chung hay địa hạt của các KOC nói riêng vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, nếu không cẩn trọng, ai cũng có thể vi phạm pháp luật.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/koc-co-hoi-va-rui-ro-224399.htm