Kinh tế- xã hội diễn biến đúng theo điều hành

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2013, Chính phủ đã dành phần lớn thời gian để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, định hướng điều hành trong thời gian tới.

Sản xuất cong nghiệp bắt đầu tăng trưởng

CôngThương - Kinh tế vẫn tăng trưởng

Khẳng định trước các cơ quan thống tấn, báo chí, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm diễn biến đúng như dự kiến điều hành, bám sát mục tiêu đề ra cho năm 2013 là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý...

Mặc dù đạt được những kết quả khá trong công tác điều hành kinh tế- xã hội nhưng Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế. Trong đó, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn; lãi suất vay tuy có giảm nhưng vẫn tồn tại tình trạng khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều thách thức…

“Kết quả qua từng tháng cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, GDP có bước tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm dần” - ông Đam nói và cho biết thêm, cùng với các kết quả đó, công tác tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu ở một số mặt.

Ở từng lĩnh vực cụ thể, tháng 5, CPI giảm 0,06% so với tháng trước; 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu (NK) tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) bắt đầu tăng trở lại với mức tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập siêu tính chung trong 5 tháng đầu năm khoảng 1,92 tỷ USD, bằng 3,85% tổng kim ngạch NK.

Sản xuất công nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn song đã bắt đầu có tăng trưởng, nhất là khu vực công nghiệp chế biến. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 5 tăng 4,6% so với tháng trước, riêng công nghiệp chế biến tăng trưởng 6,8%.

“5 tháng đầu năm cũng ghi nhận tăng trưởng khá trong giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ODA”- Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông báo. Trong 5 tháng, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 8,52 tỷ USD, tăng 8,9%, vốn thực hiện đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng vốn ODA giải ngân trong 5 tháng tương đương 31,1% kế hoạch năm 2013.

Mặc dù đạt được những kết quả khá trong công tác điều hành kinh tế- xã hội nhưng Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế. Trong đó, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn; lãi suất vay tuy có giảm nhưng vẫn tồn tại tình trạng khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều thách thức…

Xã hội hóa đầu tư vào giao thông

Bộ trưởng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn, chia sẻ với báo chí nhiều vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Trả lời câu hỏi, Chính phủ có lo lắng và có chính sách cụ thể nào trước ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nguy cơ thiểu phát đã hiện hữu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói: "Lạm phát như sốt nóng, thiểu phát như sốt rét, còn nguy hiểm hơn và đương nhiên Chính phủ lo lắng… Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý”.

Trước ý kiến cho rằng cần có giải pháp mạnh hơn để nâng tổng cầu, tăng thêm nguồn hỗ trợ bằng việc phát hành thêm trái phiếu đầu tư để đầu tư cho các công trình quan trọng, như QL1A, nhưng giải pháp đó sẽ liên quan nhiều tới trần nợ công, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có một số công trình rất quan trọng, trong đó có QL1A và đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên. Đây là những công trình hạ tầng rất quan trọng và đã được đưa vào Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. Các công trình này có vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh nên cần đẩy mạnh phát triển. Nhân dân, cả nước và kể cả nhà đầu tư nước ngoài đều mong muốn có giải pháp để đầu tư, hoàn thành sớm nhiều công trình giao thông, trong đó có 2 tuyến đường trên.

Cần xã hội hóa đầu tư vào giao thông

Tuy nhiên, năm nay, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách giảm xuống chưa đầy 19% (những năm trước, tỷ lệ này khoảng 30 - 40%). Chính vì vậy, cần tăng cường kêu gọi xã hội hóa, nhưng xã hội hóa làm đường giao thông tức là bỏ vốn hàng nghìn tỷ đồng để làm đường nhưng thu lại chủ yếu bằng phí giao thông chẳng khác nào "bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ".

“Chúng ta không thể nâng phí giao thông quá cao, do vậy một số đoạn trên toàn tuyến có thể kêu gọi nhà đầu tư, hoặc xây dựng- khai thác- chuyển giao hoặc công- tư cùng làm. Còn một số đoạn không kêu gọi được nhà đầu tư, chúng ta buộc phải dùng ngân sách” - ông Đam cho biết.

Trả lời câu hỏi số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng có đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định là không. Bộ trưởng phân tích: “Có rất nhiều người lao động trước đây không có việc làm nhưng do chúng ta chưa có cơ chế hoặc có nhưng chưa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nên họ không biết hoặc thủ tục chưa đủ. Nay khi chính sách trợ cấp thất nghiệp được áp dụng và họ mới được hưởng”. Hơn thế, đã xuất hiện tình trạng nhiều người rất “linh hoạt” tìm cách ngưng việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó tiếp tục tìm một công việc khác để làm.

Về quan điểm của Chính phủ trước sự cố lưới điện miền Nam mứi đây, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương và ngành điện có báo cáo. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố. Về nguyên nhân, theo ông Đam, ngoài những nguyên nhân đã được ngành điện công bố thì còn có nguyên nhân rất quan trọng là trong khi mạng lưới điện khu vực miền Nam khá dày đặc nhưng chúng ta mới chỉ có một vài tuyến trên trục 500KV Bắc- Nam cấp điện đầu vào.

Bổ sung thêm thông tin, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ Công Thương đã chỉ đạo ngành điện tích cực xử lý. “2 giờ đồng hồ sau khi xảy ra sự cố, lưới điện đã được khôi phục; sau khoảng 5 giờ thì TP Hồ Chí Minh được cấp điện trở lại và sau khoảng 8 giờ thì toàn bộ các tỉnh được cấp điện trở lại”- Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Một trong những giải pháp để phòng, tránh sự cố tương tự là đẩy nhanh tiến độ tìm kiến các nguồn cung mới tại khu vực các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó là các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường truyền dân 500KV đã được nêu trong sơ đồ Quy hoạch điện VII.

Hoàng Châu

Sản xuất cong nghiệp bắt đầu tăng trưởng

PHẢN HỒI

Gửi bình luận

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/thoi-su/36340/kinh-te-xa-hoi-dien-bien-dung-theo-dieu-hanh.htm