Kinh nghiệm Mỹ 'vực dậy' sau siêu bão và lũ lụt

Bão Harvey, trút 34 tỷ m3 nước xuống bang Texas và nhấn chìm thành phố lớn thứ 4 nước Mỹ Houston trong biển nước vào đầu tháng 9 vừa qua.

Bị nhấn chìm trong siêu bão

Sức công phá lớn của siêu bão Harvey đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân quanh vùng rốn bão. Cơn bão Harvey với sức gió lên tới 210km/h mang theo lượng nước mưa lớn bao trùm khắp thành phố Houston, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cho biết.

Thành phố Houston chịu thiệt hại nặng nề sau siêu bão Harvey vào tháng 8. Ảnh: AP

Ngập lụt sau bão Harvey đã xảy ra ở nhiều khu vực trong thành phố lớn thứ 4 nước Mỹ. Các tuyến đường cao tốc và nội đô biến thành sông. Các lực lượng cứu hộ phải huy động tàu bè của người dân để đưa những người còn mắc kẹt trong vùng lụt đến nơi an toàn. Cơ quan chức năng đã đóng 250 tuyến đường ở Houston do ngập nặng.

Sau cơ bão, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa đến môi trường khu vực nơi người dân sinh sống. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đặt ra các ưu tiên trong nghiên cứu và giải cứu người dân mặc kẹt trong bão. Trong khi đó, các cơ quan môi trường liên bang tại Houston và Galveston tỏ ra lo lắng về lượng nước sinh hoạt bị ô nhiễm quanh khu vực dân sinh sống và các nhà máy thải nước lũ sau trận bão.

Nói trên Bloomberg BNA, Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas cho biết, mưa bão đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà máy lọc dầu và các cơ sở khác của Texas. Lượng lớn chất độc hại phát tán từ các nhà máy khiến cho tình hình ô nhiễm không khí và môi trường khu vực trở nên nghiêm trọng.

Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas đã liên tục tìm cách xử lý lượng rác thải độc hại của nhà máy sau khi cơn bão đi qua. Các cơ quan chức năng cũng tìm cách đối phó với khó khăn trong vấn đề giao thông sau cơn bão.

“Tất cả các cảng quanh khu vực đều đóng cửa, không một xe tải nào di chuyển quanh khu vực này”, ông Scott Jensen, phát ngôn viên Hội đồng hóa học Mỹ nói trên Bloomberg BNA.

Những người dân sống ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Harvey đều phải di tản đến các khu vực khác trước khi cơn bão đi qua. Mực nước biển trong 2 ngày bão vào Houston liên tục tăng cao trong các hồ chứa và sông.

Cung ứng nước sinh hoạt cho người dân

Vấn đề ô nhiềm nguồn nước sinh hoạt tại các khu vực bị ảnh hưởng do bão là vấn đề trọng tâm của chính quyền Texas sau khi bão đi qua. Các cơ quan chức năng đã họp bàn và tìm cách khắc phục nguồn nước không sử dụng được do bão gây ra. Theo giám đốc Hiệp hội công trình nước Mỹ (AWWA) Kevin Morley, các nhà máy lọc nước nước sinh hoạt cũng không thể sử dụng được do chúng đã bị ngập lụt trong bão. Thậm chí, cho dù không bị ngập thì mưa bão cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các nhà máy này.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi tình hình mất nước sinh hoạt xảy ra các khu vực nông thôn. Các thiết bị tiện ích hỗ trợ nguồn điện dự bị cũng không hề có, người dân nơi đây đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, thiếu điện và cuộc sống hết sức kham khổ sau bão.

“Nếu như nguồn điện không thể cung cấp thì hệ thống vận hành cung cấp nước là không thể và môi trường đang trở nên ô nhiễm trầm trọng", ông Morrley nói thêm.

Ông Morley gợi ý chính quyền bang Texas có thể kêu gọi hỗ trợ từ các khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước trong khu vực thông qua chương trình Wastewater Agency Response Network(Mạng lưới hỗ trợ cơ quan nước thải)

Kiểm soát hồ chứa và đất ngập nước

Các ảnh hưởng của thiên tai là không thể tránh được, Mỹ đã chú trọng vào công tác phòng chống cơn bão thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng giúp linh hoạt trong việc thoát nước trong bão. Thêm vào đó là hệ thống thoát nước được hỗ trợ quanh khu dân cư và các nhà máy cũng tăng cường.

Sau bão, Mỹ chú trọng vào giải quyết lượng nước ngập trong mưa bão từ các đập ngăn nước phía Tây Houston. Các quan chức cho biết, việc ngăn chặn nguồn xả nước lũ đã giúp cho các khu vực lân cận an toàn. Việc kiểm soát đập ngăn xả lũ cũng đã ngăn được các dòng nước chảy mạnh tại sông Houston.

Mỹ đã liên tục sử dụng các cồn cát tự nhiên, đê nhân tạo, đập và các cửa xả lũ để chống lại những cơn bão từ biển. Hệ thống đê ngăn chặn nước biển tràn vào qua các con sông lớn trong khi các kênh mương chằng chịt và hệ thống máy bơm giúp đẩy nước ra biển trong trường hợp cần thiết.

Các quan chức Mỹ đang đưa ra kế hoạch dài hạn để ngăn chặn các thảm họa của thiên tai.

“Chúng ta cần phải có một chiến lược dài hạn nhằm bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của bão. Các hệ thống đầm lầy sẽ là nơi tốt nhất mà chúng ta có để giải phóng nguồn nước lũ”, một quan chức cho biết.

(Theo báo nước ngoài)

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/kinh-nghiem-my-vuc-day-sau-sieu-bao-va-lu-lut-259389.html