Kiếm 'bạc triệu' từ việc trang trí hệ sinh thái thu nhỏ

Những khu vườn mini trong lồng kính vài năm trở lại đây đã trở nên phổ biến, khi người tiêu dùng có xu hướng 'xanh hóa' môi trường sống.

Bộ môn Terrarium được nhiều bạn trẻ Việt Nam theo đuổi để giải tỏa căng thẳng.

Bộ môn Terrarium được nhiều bạn trẻ Việt Nam theo đuổi để giải tỏa căng thẳng.

Những khu vườn trong lồng kính

Anh Nguyễn Tiến Đạt (35 tuổi, trú tại quận Đống Đa) luôn muốn có một chút màu xanh cây cỏ cùng với một bể cá ở trong căn hộ của mình. Thông qua các tìm hiểu trên mạng xã hội, tình cờ biết đến Terrarium - thuật ngữ dùng để chỉ hệ sinh thái mô phỏng môi trường tự nhiên gồm đất, nước, không khí, sỏi, cây và có thể là động vật, được tách biệt với không gian bên ngoài bởi bình thủy tinh hoặc lồng kính trong suốt, anh đã “phải lòng” luôn loại hình cây cảnh này.

Để tự tay làm một bể Terrarium cho riêng mình, anh Đạt đặt mua những sét nguyên liệu gồm cây giống, rêu, phối cảnh… ngoài có thể nuôi cá, Terrarium cho phép anh tự sáng tạo, thu nhỏ, mô phỏng những cảnh sắc thiên nhiên vào bên trong chiếc hồ kính đa dạng kích thước.

“Tôi dân văn phòng môi trường làm việc gò bó với khép kín nên chơi Terrarium đem lại cho mình niềm vui, sự thư giãn dễ chịu. ng khám phá sâu, tôi càng thấy mê mẩn loại hình nghệ thuật này, từ việc chăm sóc các loài cá cảnh mà còn thỏa mãn thú vui nhìn cả bình như một bức tranh sơn thủy vậy" - anh Đạt chia sẻ.

Còn với chị Đinh Thị Thu Thủy (51 tuổi, Hà Nội) mới đây cũng đặt thêm một bình thủy tinh kích cỡ tương đương bình cá mini cho góc bàn làm việc của mình. Tỉ mẩn đắp từng miếng đất nhỏ rồi lựa từng mảng cây rêu, sau đó xúc từng muỗng sỏi trắng cho vào đáy bình, sau đó rải tiếp lớp sỏi nâu và một lớp cát trắng trên bề mặt, cố tình tạo độ dốc lượn lên xuống như cát trên bãi biển.

“Làm vườn kiểu này phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, bởi khi tiểu cảnh hoàn thành thì chỉ mới đi được nửa đường. Sau đó chăm sóc cho cả khu vườn tí hon lúc nào cũng tươi tốt còn phụ thuộc vào người trồng” - chị Thủy cho biết.

Những khu vườn mini trong bình thủy tinh xuất hiện phổ biến trong vài năm trở lại đây. Ngoài tính thẩm mỹ, Terrarium khá rẻ và phù hợp với bất cứ không gian nào. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tìm đến thú chơi này như một cách để yêu thiên nhiên, yêu không gian xanh. Với chi phí chỉ từ vài trăm đến vài triệu đồng, người chơi có thể tự làm hoặc đặt mua những Terrarium theo sở thích.

Từ đam mê tới đầu tư

Anh Hoàng Đức Duy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biết đến Terrarium từ năm 2019 và đã hoàn toàn bị thú chơi này chinh phục. Thời gian đầu, Duy tìm hiểu về nghề, tập tành tự làm một bể để thỏa mãn sở thích cá nhân, thỏa sức đam mê về cây cảnh thiên nhiên.

"Năm 2020, vừa để thỏa mãn đam mê, tôi đã chi một số tiền lớn để mua lồng kính, lọ thủy tinh, nguyên vật liệu về làm Terrarium. Ngoài ra để trau dồi thêm kỹ năng nên tôi còn lên mạng xã hội tham khảo về cách chăm sóc Terrarium ở các nước khác" - anh Duy chia sẻ.

3 năm nay, anh Hoàng Đức Duy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trồng và chăm sóc tiểu cảnh Terrarium nhằm giải tỏa căng thẳng mệt mỏi.

3 năm nay, anh Hoàng Đức Duy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trồng và chăm sóc tiểu cảnh Terrarium nhằm giải tỏa căng thẳng mệt mỏi.

Terrarium được chia thành hai loại chính là trồng cây trong bình kín và trồng cây trong bình hở. Đối với loại bình hở với các loại thực vật đa dạng được trồng trong những lọ thủy tinh không đậy kín, người chơi tưới tắm và chăm sóc như cây cảnh bình thường.

Với những bình Terrarium kín với những hệ thực vật ưa ẩm có rêu thì nên phun sương hàng ngày giữ ẩm, còn những loại ưa khô như sen đá thì 1 tuần chỉ nên tưới từ 1 - 2 lần. Còn bình kín thì dễ chăm sóc hơn nhiều, chỉ 4 – 5 tháng bạn mới cần mở nắp lọ ra và phun sương một lần. Những hơi nước sẽ đọng lại trong thành bình và sẽ giữ cho cây luôn tốt tươi.

Terrarium như một “hệ sinh thái” mini trong không gian sống.

Terrarium như một “hệ sinh thái” mini trong không gian sống.

Bên cạnh đó, nguyên liệu như các loại đá, cây, lũa… đều là sản phẩm tự nhiên chứ không phải vật liệu nhân tạo. Các loại đèn được gắn kèm sẽ tạo ra màu sắc bắt mắt cho sản phẩm. Việc điều chỉnh lượng nước, thời gian bật đèn, vệ sinh bể thủy sinh cũng phải tính toán cẩn thận, nhất là khi thời tiết khắc nghiệt phải chú ý các yếu tố trong bể để tránh cây và cá bị mắc bệnh.

Tùy kích thước bể, các loại cây được trồng, tiểu cảnh phải thiết kế… các bể bán cạn được rao bán với giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng. Theo anh Duy, một bể thủy sinh nhỏ dao động từ 250.000 đồng; hoàn chỉnh tầm trung thường có giá giao động từ 4 - 5 triệu đồng chưa kể kinh phí duy trì hoạt động bể như hệ thống lọc và khí CO2 đèn bể, thiết bị làm mát nước…

Thành Luân - Hồng Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/kiem-bac-trieu-tu-viec-trang-tri-he-sinh-thai-thu-nho.html