Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: Mấu chốt ở thực thi

Có đến 55% người tiêu dùng không biết mình có quyền gì hoặc có biết cũng không quan tâm đến quyền lợi của mình, bởi trong các vụ việc xảy ra có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng thì họ luôn ở thế yếu. Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ trình Quốc hội thời gian tới đây với mong muốn đem lại lợi ích thiết thực đối với người tiêu dùng.

Cần kiểm soát chặt chẽ hơn các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, chứ không theo kiểu để “phát bệnh” rồi mới lo “chữa” Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ cần có biện pháp hữu hiệu hơn, để người tiêu dùng có thể sử dụng hiệu quả công cụ này để tự bảo vệ được cho chính họ. Luôn ở thế yếu Chị Hoài ở phường Bưởi cho biết, người tiêu dùng luôn phải sử dụng sản phẩm không sạch, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, rất nhiều sản phẩm như sữa chứa melamine, nhiều sản phẩm chứa chất phụ da... nhưng trong các khuyến cáo mà các cơ quan chức năng đưa ra cũng chỉ là “mong người tiêu dùng thông thái” hơn khi lựa chọn sản phẩm cho mình. Trong khi đó, hiện nay, các hình thức bán hàng lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và nguy cơ cho khách hàng (đặc biệt các mặt hàng mới như: bán hàng đa cấp, bán hàng tận cửa, bán hàng trực tuyến)... Nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hình thức bán hàng này đã được phát hiện và xử lý, nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để và trong các vụ việc xảy ra, người tiêu dùng luôn chịu phần thua thiệt. Theo PGS TS Nguyễn Như Phát - Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, đây là vấn đề của các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý phải lo phòng bệnh bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, chứ không theo kiểu để “phát bệnh” rồi mới lo “chữa” theo kiểu, chỉ chăm chăm vào các quy định là giải quyết như thế nào, khi quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại. Người tiêu dùng yên tâm hơn với luật ? Theo dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng, các “thượng đế” có rất nhiều quyền như quyền được biết thông tin về sản phẩm, được bồi thường khi gặp thiệt hại, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật... Tuy nhiên tất cả những quyền này sẽ chỉ là quyền trên giấy nếu cơ sở thực thi của nó thiếu, hoặc quá rườm rà nếu chưa được thực tế kiểm chứng. Con số thống kê của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đưa ra cho thấy, trung bình mỗi năm, Hội tư vấn để giải quyết trên 1.000 khiếu nại các loại. Trong đó, có khoảng 80% số vụ được giải quyết, chủ yếu bằng phương pháp hòa giải. Như vậy, quyền lợi người tiêu dùng có được giải quyết thỏa đáng hay không vẫn phải chờ doanh nghiệp tự nguyện. Đó là lý do vì sao khi bị thiệt hại, người tiêu dùng ngại đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng nhất là các biện pháp chế tài của chúng ta còn quá nhẹ, số tiền xử phạt cho mỗi lần phát hiện sai phạm chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Đó là một khoản tiền chẳng thấm vào đâu so với một doanh nghiệp vô tình hay cố ý lách luật. Tiền phạt đã ít, số lần bị kiểm tra để phát hiện sai phạm còn ít hơn, đã tạo kẽ hở cho các đối tượng vi phạm tiếp tục vi phạm. Dự thảo luật sắp được thông qua, như vậy khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã có. Vậy làm thế nảo để văn bản này không chỉ là văn bản trên giấy? Đó là một câu hỏi khó, bởi lẽ theo thống kê hồi đầu năm 2010 của VITAS, có đến 55% người tiêu dùng không biết mình có quyền gì hoặc có biết cũng không mấy quan tâm. Điều này có nghĩa họ không tin vào khả năng mình được bảo vệ, nhất là với các sản phẩm hàng hóa có giá trị nhỏ. Vì vậy các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để người tiêu dùng có thể sử dụng hiệu quả công cụ này để tự bảo vệ được cho chính mình. Lục Bình

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20100928052942626cat177/khung-phap-ly-bao-ve-nguoi-tieu-dung-mau-chot-o-thuc-thi.htm