Không trung thực, không thể đại diện cho dân

(Đất Việt) Đã là đại biểu Quốc hội thì phải trung thực, có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật. Nếu không trung thực, anh không thể đại diện cho người dân, thay mặt cử tri quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước được.

Đó là quan điểm của bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khi trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề kê khai, quy trình cũng như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thẩm tra lý lịch đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Thời gian qua, dư luận khá quan tâm tới trường hợp của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An), khi có thông tin cho rằng bà Yến đã khai trong hồ sơ không trung thực.

Dư luận thời gian qua đã xôn xao về ĐB này, từ chuyện ly hôn hay chưa ly hôn; người thì nói bà ấy là đảng viên, người thì nói bà Yến chưa hề sinh hoạt Đảng… Câu chuyện này làm cử tri rất khó hiểu” Bà Nguyễn Thị Hoài Thu

- Thưa bà, quy trình thẩm tra tư cách đại biểu, sau khi được bầu là ĐBQH được quy định như thế nào?

- Vấn đề này đã có quy trình rõ ràng. Sau khi có dư luận về một ĐB nào đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ phân công cho Ban Công tác đại biểu đi xác minh. Công việc này luôn được tiến hành đến nơi đến chốn để trả lời trước dư luận hoặc cũng là để bảo vệ uy tín của ĐB, nếu như ĐB ấy không có vấn đề gì. Nếu không rõ ràng, nó sẽ giống như cái “án treo”, làm ĐBQH cũng không được mà khi trở về gặp cử

Cần cơ chế để người dân miễn nhiệm ĐBQH

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường cho biết, theo quy định, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.

Ông Đường cho rằng, dù luật chưa cụ thể hóa việc ĐB vi phạm ở mức nào thì bị bãi nhiệm, nhưng phải nhìn nhận rằng, đã là ĐBQH thì phải xứng đáng, phải được cử tri gửi gắm, tin tưởng. Do đó, khi ĐB bị mất uy tín, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, khai man hồ sơ lý lịch, gây dư luận xấu thì không còn xứng đáng là ĐBQH nữa. Ông Đường dẫn chứng, năm 2005, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI, QH cũng đã họp nhiều lần để xem xét trường hợp của ĐB Lê Minh Hoàng - nguyên Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM vì đã có những vi phạm trong vụ điện kế điện tử, bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, năm 2006, Quốc hội cũng đã thực hiện việc bãi nhiệm đối với ông Mạc Kim Tôn, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình do ông này có hành vi vi phạm pháp luật.

Ông Đường cho biết, ngoài kênh thu thập thông tin qua việc điều tra của Ban công tác đại biểu, còn một kênh thứ hai là căn cứ vào các kiến nghị của UB MTTQ và hướng dẫn của UBTVQH, người dân có thể trực tiếp thực hiện quyền bãi miễn tư cách của các ĐBQH. “Quy định là vậy, nhưng do chúng ta chưa cụ thể hóa các quy định nêu ra nên chưa thực hiện được việc này”, ông Đường nói và cho rằng, cần nhanh chóng cụ thể hóa các quy định để thiết lập cơ chế sao cho người dân có quyền bầu thì cũng có quyền bãi miễn ĐB. Ví dụ, có thể quy định tỷ lệ bao nhiêu cử tri (nơi bầu ĐB) có đơn yêu cầu bãi miễn tư cách ĐB thì phải xem xét thực hiện việc bãi miễn.

tri họ cũng khó ăn khó nói.

- Đối với dư luận về vụ việc của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến, ý kiến của bà như thế nào?

- Việc đúng sai như thế nào, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ để trả lời trước cử tri. Còn theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu sự việc đúng như những gì báo chí đã phản ánh, thì rõ ràng bà Yến đã không trung thực. Dư luận thời gian qua đã xôn xao về ĐB này, từ chuyện ly hôn hay chưa ly hôn; người thì nói bà ấy là đảng viên, người thì nói bà Yến chưa hề sinh hoạt Đảng… Câu chuyện này làm cử tri rất khó hiểu. Còn việc thẩm tra tư cách ĐB, lẽ ra chúng ta đã phải làm ngay từ kỳ họp thứ nhất, cùng lắm là kỳ họp thứ hai. Điều này phải rất rõ ràng, nếu đúng sự thật hay bà Yến bị oan cũng phải rõ ràng, tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội nói chung, của ĐBQH nói riêng.

- Tôi đọc báo thì thấy có những chuyện đổ thừa rất khó hiểu. Chẳng hạn như Sở Nội vụ Long An nói hồ sơ gửi hết về Quốc hội rồi. Giờ là thời đại công nghệ thông tin, chả lẽ không lưu được ở máy tính hoặc ổ đĩa, phần mềm máy tính hay sao? Hoặc Chủ tịch MTTQ tỉnh Long An cũng nói chỉ là người đứng ra hiệp thương. Hiệp thương cũng phải biết người đó ra sao để bảo vệ chứ, anh không biết rõ người ta thì khi hiệp thương anh nói cái gì?

Nếu những gì dư luận phản ánh thời gian qua là đúng, thì phải lấy pháp luật làm thước đo. Chúng ta không suy diễn, cũng không thêm bớt, phải làm đúng luật. Bản chất sự việc đúng sai thế nào cần phải được làm rõ trong thời gian sớm nhất.

- Từ trước đến nay, Quốc hội đã xem xét tư cách đối với đại biểu nào tương tự như trường hợp của bà Yến chưa, thưa bà?

- Có chứ. Chẳng hạn như Quốc hội khóa X, ĐB Anh Nhân (Nguyễn Thị Anh Nhân, đoàn ĐBQH Hà Nội - PV) thuộc Công ty Bia Hà Nội, bị Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (khi đó thuộc Bộ KH- CN) cho là gian lận về mã số, mã vạch. Vụ việc đó chúng tôi làm rất rõ ràng. Lúc đó tôi công tác tại Thường vụ, phụ trách công tác Dân nguyện, đã đi xác minh, làm rõ, mời cả Bộ trưởng KH-CN, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đến làm rõ. Cho nên, ĐB Anh Nhân phải gác lại một kỳ, sang kỳ thứ hai mới đầy đủ tư cách ĐBQH. Sau đó ĐB này phát huy tốt năng lực của mình trong Quốc hội. Nghĩa là việc này đã có tiền lệ và chúng ta giải quyết được ngay từ kỳ họp đầu tiên.

Xin cảm ơn bà!

Chiều 15/4, trao đổi với Đất Việt, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Nương cho biết, UBTVQH đã giao cho Ban Công tác Đại biểu nhiệm vụ đi điều tra, xem xét những phản ánh về ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến. Theo bà Nương, hiện, công tác xác minh phản ánh ĐB Đặng Thị Hoàng Yến đang được tích cực triển khai. Kết quả thẩm tra sẽ được báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định trước khi diễn ra kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII (dự kiến khai mạc vào 21/5).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Khong-trung-thuc-khong-the-dai-dien-cho-dan/20124/204457.datviet