Khổng lồ như những loại kính nhìn đêm trong CTTG 2

Từ chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội các nước có khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tìm cách chế tạo ra thiết bị nhìn đêm cho binh lính.

Lý thuyết cơ bản về những thiết bị nhìn đêm sử dụng nguyên lý hoạt động khuếch đại ánh sáng mờ đã được ra đời từ trước chiến tranh thế giới thứ hai nhưng mãi tới cuộc đại chiến này, công nghệ mới phát triển đủ để người ta chế tạo ra một thiết bị đủ nhỏ gọn để có thể ứng dụng được vào thực tế sử dụng. Nguồn ảnh: Chosun.

Chiến tranh thế giới thứ hai cũng là nơi lần đầu tiên những thiết bị nhìn đêm được mang ra sử dụng. Giai đoạn đầu chiến tranh, hầu hết các thiết bị nhìn đêm đều được sử dụng gắn trên các loại phương tiện cơ giới vì chúng rất cồng kềnh. Nguồn ảnh: Chosun.

Tới cuối chiến tranh, việc tạo ra các thiết bị nhìn đêm với khả năng mang vác cá nhân đã được hoàn thiện, tuy nhiên cục pin vẫn là vấn đề rất lớn với công nghệ thời đó và để có thể sử dụng được khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, người lính buộc phải vác theo cụng pin nặng gần 20 kg trên lưng. Nguồn ảnh: Hanker.

Mặt dù biết rằng thiết bị này sẽ tạo lợi thế cực kỳ lớn cho binh lính trên chiến trường nhưng do những hạn chế về mặt công nghệ thời bấy giờ dẫn đến việc thiết bị quá cồng kềnh nặng nề và có giá thành đắt khiến chúng không được sử dụng một cách đại trà. Nguồn ảnh: WW2.

Phổ biến nhất trong thời gian này chính là việc gắn các kính nhìn đêm lên những phương tiện cơ giới. Với động cơ nổ cung cấp điện áp ổn định 24/24, những thiết bị nhìn đêm này có thể hoạt động liên tục không sợ bị gián đoạn vì hết pin. Nguồn ảnh: Achtungpanzer.

Các loại thiết bị cung cấp khả năng nhìn ban đêm cho binh lính sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho người sử dụng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tank.

Với việc có thể nhìn được trong đêm tối, binh lính hoàn toàn có thể tấn công đối phương một cách bất ngờ giữa đêm khuya hoặc phòng thủ tốt hơn trong đêm, tránh được những đợt tấn công bất ngờ lợi dụng đêm tối của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc đặt các loại thiết bị nhìn đêm lên xe cơ giới dù khiến cho việc tấn công với khả năng cơ động hạn chế của các loại phương tiện này là cực kỳ khó khăn nhưng bù lại, sử dụng vào việc phòng thủ sẽ cực kỳ hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các loại thiết bị nhìn đêm sử dụng cho binh lính có vẻ rất bất khả thi vì độ cồng kềnh, trọng lượng quá nặng và pin hết quá nhanh nên chưa từng có tài liệu nào ghi nhận việc binh lính sử dụng loại trang bị này với số lượng đại trà khi giao tranh. Nguồn ảnh: Ar15.

Mặc dù khả thi hơn việc trang bị cho từng binh lính, việc lắp các thiết bị nhìn đêm lên các phương tiện cơ giới cũng ít được thực hiện do giá thành đắt đỏ và vì có cấu tạo quang học với độ chính xác cao, thiết bị này rất dễ bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng nhất là khi đặt trên các phương tiện thiết giáp, có độ rung, lắc lớn khi di chuyển. Nguồn ảnh: Ammo.

Tới tận những năm 1945, các loại thiết bị nhìn đêm mới được thu nhỏ về kích cỡ, tăng độ bền và thích hợp hơn cho việc trang bị lên xe cơ giới, tuy nhiên khi này chiến tranh đã kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mãi đến tận cuộc chiến tranh Việt Nam, những thiết bị nhìn đêm của quân đội Mỹ mới lại xuất hiện trên chiến trường với số lượng lớn và chất lượng vượt trội hơn hẳn, tuy nhiên công nghệ về pin không có nhiều sự thay đổi cho tới mãi những năm 1980 thì các loại thiết bị nhìn đêm mới có thể trở nên nhỏ xíu, dễ mang vác hơn khi cục pin khi đó chỉ còn nhỏ bằng lòng bàn tay. Nguồn ảnh: IMG.

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-lo-nhu-nhung-loai-kinh-nhin-dem-trong-cttg-2-902950.html