Không có sổ đỏ vẫn được cấp phép xây dựng?

"Giấy tờ mua bán đất giữa các cá nhân với nhau cũng được coi là hợp pháp và được xét cấp giấy phép xây dựng (GPXD) với điều kiện UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận đất đang sử dụng không có tranh chấp”. Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Dự thảo Nghị định về giấy phép xây dựng (GPXD) vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến.

"Giấy tờ mua bán đất giữa các cá nhân với nhau cũng được coi là hợp pháp và được xét cấp giấy phép xây dựng (GPXD) với điều kiện UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận đất đang sử dụng không có tranh chấp”. Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Dự thảo Nghị định về giấy phép xây dựng (GPXD) vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến.

Đề xuất cấp phép xây dựng trong Dự thảo

nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân

cũng như của các cơ quan chức năng.

Ảnh: Hoàng Long

Nhiều quy định "thoáng”

Theo Dự thảo, có gần 20 loại giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và quy định hồ sơ đề nghị cấp GPXD chỉ cần bản sao chứng thực của một trong số này. Trong đó, đáng chú ý là giấy tờ mua bán đất giữa các cá nhân với nhau cũng được coi là hợp pháp. Ngay cả khi cá nhân không có bất kỳ giấy tờ gì nhưng được UBND cấp xã xác nhận đất đó đang sử dụng không có tranh chấp thì vẫn được xét cấp GPXD... Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định một số trường hợp phải xin ý kiến của các cơ quan cấp trên. Cụ thể, đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc và thiết kế đô thị thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Xây dựng đối với công trình đặc biệt, công trình cấp 1. Các công trình còn lại phải có ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh.

Tại cuộc họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo mới đây do Bộ Xây dựng tổ chức, ông Lê Thọ Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Nếu cứ buộc phải có giấy chứng nhận mới được cấp giấy phép xây dựng thì nhiều người sẽ không xây được nhà. Vì có một thực tế là cơ quan cấp giấy chứng nhận chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế nên cơ quan cấp phép xây dựng phải đề xuất như vậy để xử lý theo tình huống”.

Người dân sẽ được hưởng lợi (?)

Mặc dù vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến xong đề xuất trên của Bộ Xây dựng nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân cũng như của các cơ quan chức năng. Đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng, ông Lê Văn Thuận (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho người dân vì hiện tại thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ cá nhân còn phức tạp. Nếu quy định này được triển khai người dân sẽ rất được lợi.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai - Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) lại cho rằng: "Những quy định dễ dãi như vậy sẽ dẫn đến việc người dân không thực hiện nghĩa vụ đối với mảnh đất của mình (như nộp tiền sử dụng đất, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận...). Lý do quá đơn giản, họ không làm những việc đó thì vẫn được cấp phép xây nhà. Hậu quả là Nhà nước bị thất thu và khó quản lý đất đai.”

Đồng tình quan điểm của ông Chiến, ông Lê Văn Thanh - cán bộ thanh tra về hưu cho rằng: nếu Dự thảo Nghị định lần này được thông qua, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc cấp GPXD. Đất không giấy tờ, mua bán trao tay giữa các cá nhân cũng được cấp GPXD, thì không khác đánh đồng giữa đất không có giấy tờ và đất đã có sổ đỏ. Việc "cào bằng” như vậy không chỉ làm cho Nhà nước thất thu, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường trong công tác quản lý đất đai. Hơn nữa việc xác minh nguồn gốc thửa đất, quá trình sử dụng ổn định hay không, có tranh chấp hay không là việc không hề đơn giản. Trong khi đó trách nhiệm này lại giao cho chính quyền địa phương là không khả thi. Với đội ngũ cán bộ hiện nay rất khó có thể đảm nhận được trách nhiệm này.

Tuy nhiên cũng có ý kiến khác cho rằng chỉ nên cho người dân xây nhà tạm, nhà cấp bốn trên đó mà thôi. Loại nhà này không cần GPXD. Hoặc với những trường hợp xem xét cấp GPXD cho người dân thì cần ghi rõ họ phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục cấp sổ đỏ. Nếu họ không chịu thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thì có thể bị xử lý bởi một quy định khác.

Lê Bảo

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=41484&menu=1390&style=1