Khi Nữ hoàng Elizabeth bị cuốn vào 'rắc rối'' Brexit

Cuộc khủng hoảng Brexit (Anh rời EU) đã chính thức 'phá vỡ' cổng Cung điện Buckingham. Trên thực tế, trận chiến Brexit đã làm rung chuyển nước Anh và các quốc gia ở Châu Âu. Nó đã thống trị các cuộc tranh luận chính trị, làm tê liệt Quốc hội Anh và đe dọa sự toàn vẹn của EU. Và trong một động thái bất khả kháng, nó đã chạm đến Nữ hoàng Elizabeth II.

Cuộc khủng hoảng Brexit (Anh rời EU) đã chính thức “phá vỡ” cổng Cung điện Buckingham. Trên thực tế, trận chiến Brexit đã làm rung chuyển nước Anh và các quốc gia ở Châu Âu. Nó đã thống trị các cuộc tranh luận chính trị, làm tê liệt Quốc hội Anh và đe dọa sự toàn vẹn của EU. Và trong một động thái bất khả kháng, nó đã chạm đến Nữ hoàng Elizabeth II.

Nữ hoàng Elizabeth II trong một cuộc gặp với Thủ tướng Johnson. Ảnh: Getty Images

Đảng Dân chủ Tự do chính thức thông qua chính sách “ngừng Brexit”

Đảng Dân chủ Tự do ở Anh ngày 15-9 đã củng cố quan điểm bài Brexit của mình, chính thức thông qua chính sách hủy việc rời khỏi EU nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia.

Đảng Dân chủ Tự do hiện chỉ giữ 18 ghế trong quốc hội 650 ghế của Anh, nhưng đây được xem là đảng “ngừng Brexit” duy nhất, hy vọng sẽ nhận được phiếu bầu của 16 triệu cử tri ủng hộ việc ở lại EU hồi năm 2016 và giành đủ ghế để thành lập một chính phủ Dân chủ Tự do chưa từng có trong tương lai.

Nữ hoàng buộc phải chấp thuận?

Quốc hội Anh đang bị đình chỉ hoạt động cho đến giữa tháng 10 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Brexit (Anh rời EU) bủa vây.

Đã có những tranh cãi gay gắt trên chính trường Anh quanh vấn đề này nhằm vào tân Thủ tướng Anh Boris Johnson khi ông đề nghị Nữ hoàng Elizabeth II ủng hộ việc này. Về mặt chính thức, Thủ tướng Johnson không phải là người đã cho tạm dừng hoạt động của Quốc hội trong 5 tuần mà chính Nữ hoàng Anh đã dùng đặc quyền hoàng gia để làm việc này. Tuy nhiên, trên thực tế, giới chuyên gia cho biết, Nữ hoàng Anh không có cách nào khác ngoài việc phải chấp thuận yêu cầu này. Vì sao như vậy?

Khi Thủ tướng Johnson đề nghị Nữ hoàng Elizabeth đình chỉ quốc hội Anh hôm 28-8, nhiều người hy vọng bà sẽ từ chối. Đã có những lời kêu gọi Nữ hoàng can thiệp để ngăn cản Thủ tướng Johnson. Nghị sĩ đối lập cố gắng xin gặp Nữ hoàng nhưng không thành công. Cuối cùng, bà đã chấp nhận yêu cầu của Thủ tướng Johnson, động thái được giới phân tích đánh giá là sai lầm khi nó thực sự “nhuốm màu sắc chính trị đáng lo ngại”.

Tuy nhiên, các chuyên gia về hiến pháp Anh cho biết, Nữ hoàng có ít quyền quyết định trong vấn đề này. Là người đứng đầu nhà nước trong chế độ quân chủ lập hiến, bà phải giữ sự trung lập về chính trị và quyền quyết định của bà khá hạn chế. Hiến pháp Anh quy định Nữ hoàng cần làm theo đề đạt của chính quyền. Vì vậy, khi ông Johnson đề nghị đình chỉ quốc hội, Nữ hoàng có nghĩa vụ phải chấp thuận.

“Kế” của Thủ tướng Johnson

Nhưng cũng đã có những cáo buộc cho rằng, chính Thủ tướng Anh đã nói dối Nữ hoàng Elizabeth về những lý do đình chỉ quốc hội trong 5 tuần để bà chấp thuận yêu cầu của ông.

Cáo buộc này bùng nổ sau khi một tòa án ra phán quyết rằng, quyết định của ông Johnson về việc này là bất hợp pháp và nhằm cản trở các nghị sĩ. Trên thực tế, Thủ tướng Johnson đã công bố kế hoạch kéo dài kỳ nghỉ của Quốc hội từ khoảng giữa tháng 9 tới giữa tháng 10, qua đó thu hẹp thời gian làm việc của Hạ viện trước ngày Brexit chính thức diễn ra vào 31-10, một động thái được cho là nhằm mở đường rộng lớn cho kế hoạch rời EU đúng tiến trình. Kế hoạch của Thủ tướng Anh gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phe ủng hộ EU tại Anh cũng như từ các nghị sĩ phản đối kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Một số ít người rõ ràng nghĩ rằng, Nữ hoàng có thể có - và có lẽ nên - từ chối yêu cầu của Thủ tướng Johnson trong việc đình chỉ quốc hội. Nhưng nếu bà làm như vậy, nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Các chuyên gia về hiến pháp cũng đã liên tục đặt ra câu hỏi liệu nữ hoàng có thể can thiệp và bãi nhiệm chức vị thủ tướng nếu ông Johnson mất phiếu tín nhiệm nhưng vẫn kiên quyết không từ chức hay không. Trong trường hợp này, các nghị sĩ sẽ phải đưa ra một tín hiệu rõ ràng, một ứng cử viên khác có thể nắm thế đa số để bà có thể làm như vậy. Một số Brexit cũng đã đề nghị rằng, chính phủ có thể trì hoãn Brexit bằng cách không trình dự luật lên để Nữ hoàng ký thành luật. Nhưng một số chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu chính phủ cố gắng thực hiện một động thái như vậy, nó sẽ tác động “xé toạc” hiến pháp.

Và vì vậy, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi việc Thủ tướng Johnson đệ trình lên Nữ hoàng về yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong vài tuần - và việc Nữ hoàng tham gia vào ván cờ này - đã thúc đẩy các cuộc gọi sửa đổi hiến pháp. Nghị sĩ của Công đảng và là Bộ trưởng Tài chính Clive Lewis đã tiến thêm một bước và kêu gọi quy ước rõ hơn trong hiến pháp. “Chúng tôi có một hiến pháp chính trị hầu như không phù hợp với thế kỷ XIX, chứ đừng nói đến XX hoặc XXI, ông Lewis nói.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_212657_khi-nu-hoang-elizabeth-bi-cuon-vao-rac-roi-brexit.aspx