Khi nào thai nhi quay đầu?

(Ba bau) - Thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau.

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của chị em khi mang bầu:

Thai nhi quay đầu vào lúc nào?

Từ tuần 36 trở đi, thai nhi thường cuộn mình trong bụng mẹ và lúc này ngôi thai đã ổn định với vị trí đầu quay xuống dưới và mặt áp vào bụng mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vị trí của bé vẫn có thể thay đổi: lúc ngồi đầu, ngôi mông, khi thi nằm ngang… Có bé tiếp tục thay đổi vị trí nằm đến lúc mẹ chuyển dạ. Từ thời điểm tuần 36, vị trí của thai nhi giữ vai trò quan trọng trong việc xác định ngôi thai, chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Khi nào tôi hết ốm nghén?

Hiện tượng ốm nghén thường xẩy ra vào ba tháng đầu của thai kỳ, giảm dần vào tuần thứ 14 trở đi. Tuy nhiên một số người Nôn trong suốt thời gian mang thai. Đây là hiện tượng Bình thường. Nếu tình trạng xẩy ra nhiều lần trong ngày, thai phụ nên trình bày với bác sĩ để được tham vấn và kê toa thuốc.

Khi nào nghe được tim thai?

Khoảng tuần thứ 7-8 khi bạn khám thai nhi định kỳ, các bác sĩ sẽ dùng máy Doppler để nghe tim thai. Cũng có trường hợp đến tuần thứ 10, bác sĩ mới nghe được tim thai. Thai phụ không nên lo lắng, hiện tượng này cũng bình thường vì còn tùy thuộc vào thiết bị nghe tim thai, kỹ thuật của bác sĩ, vị trí của thai nhi.

Ở nhà, khi thai 26 tuần tuổi, ông xã của bạn có thể nghe tim thai bằng cách dùng lõi giấy vệ sinh đặt lên bụng bạn và nghé sát tai vào. Chắc chắn anh ấy sẽ rất hạnh phúc khi nghe nhịp sống của bé con.

Sớm nhất vào khoảng tuần 16, thai phụ có thể cảm nhận
được bé cử động. (ảnh minh họa)

Khi nào nhận thấy những chuyển động của thai nhi?

Sớm nhất vào khoảng tuần 16, thai phụ có thể cảm nhận được bé cử động. Thế nhưng, nhiều người cũng không cảm nhận được sự thay đổi của bé cho đến tuần 20-22. Từ tuần 28, bạn có thể biết thai nhi cử động 10 lần trong khoảng 12 giờ.

Vì sao khi mang thai thường xảy ra hiện tượng co thắt ở vùng kín?

Cơn co thắt nhẹ và không thường xuyên xảy ra khi bạn bắt đầu mang thai. Không phải ai cũng nhận biết tình trạng này. Khoảng tháng thứ 7 trở đi bạn bắt đầu cảm nhận được rất rõ các cơn co thắt. Đừng có lo lắng vì những cơn co thắt này là chuẩn bị cho những cơn đau đẻ ở cuối thai kỳ.

Tại sao rốn lồi lên khi mang thai?

Tuổi thai càng lớn, vòng thai của mẹ càng tăng. Rốn sẽ giản ra. Từ tuần 20 bạn có thể thấy rốn nhô cao. Sau khi sinh nó có thể trở về vị trí cũ.

Tại sao có lúc thai nhi đạp mạnh và nhiều hơn?

Số lần bé đạp bụng mẹ có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, không nhất thiết phải cố định một mức độ nhất định. Ngược lại, nếu bạn thấy con bạn đạp ít nhất 10 lần trong vòng 6 giờ thì điều đó chứng tỏ em bé đang rất khỏe mạnh.

Tôi sợ mình sẽ “chửa trâu”?

Hầu hết các bác sĩ sẽ theo dõi qua quá trình siêu âm xem bạn có sinh muộn hay không và sẽ yêu cầu bạn làm một số biện pháp để theo dõi mức độ hoạt động của em bé. Nếu bác sĩ kết luận rằng tốt nhất là can thiệp để em bé ra đời chứ không nên để lại bên trong tử cung thì lúc đó, nhiệm vụ của bác sĩ sẽ là bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con. Ngược lại, nếu bác sĩ cho biết, con bạn chỉ sinh trễ một thời gian ngắn thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.

Nguồn 24H: http://www.eva.vn/ba-bau/khi-nao-thai-nhi-quay-dau-c85a107474.html