Khám phá 5 thế hệ tạo dựng huyền thoại máy bay Sukhoi

Su-2, Su-7 là những cái tên ít được nhắc đến trong dòng máy bay Sukhoi, nhưng nó lại chiếm giữ vị trí rất quan trọng tạo dựng nền tảng vững chắc cho một huyền thoại của bầu trời.

Kể từ khi ra đời ngày 29/7/1939 đến nay, phòng thiết kế Sukhoi đã phát triển hơn 100 loại máy bay quân sự, một phần trong số đó tạo nên bước đột phá sáng chói trong ngành hàng không quân sự toàn cầu. Tập đoàn Rostec mới đây đã chọn lựa 5 đại diện của 5 thế hệ máy bay Sukhoi, mà từ đó người ta đã phát triển thành công hàng loạt mẫu chiến đấu cơ tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net

Kể từ khi ra đời ngày 29/7/1939 đến nay, phòng thiết kế Sukhoi đã phát triển hơn 100 loại máy bay quân sự, một phần trong số đó tạo nên bước đột phá sáng chói trong ngành hàng không quân sự toàn cầu. Tập đoàn Rostec mới đây đã chọn lựa 5 đại diện của 5 thế hệ máy bay Sukhoi, mà từ đó người ta đã phát triển thành công hàng loạt mẫu chiến đấu cơ tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net

Đại diện cho thế hệ đầu tiên của "đại gia đình Sukhoi" không phải là máy bay tiêm kích mà là máy bay ném bom đa năng mang tên Sukhoi Su-2. Chiếc máy bay do chính Pavel Sukhoi thiết kế vào năm 1936 tham gia cuộc thi chọn oanh tạc cơ cho hồng quân. 900 chiếc đã được sản xuất từ 1940-1942. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đại diện cho thế hệ đầu tiên của "đại gia đình Sukhoi" không phải là máy bay tiêm kích mà là máy bay ném bom đa năng mang tên Sukhoi Su-2. Chiếc máy bay do chính Pavel Sukhoi thiết kế vào năm 1936 tham gia cuộc thi chọn oanh tạc cơ cho hồng quân. 900 chiếc đã được sản xuất từ 1940-1942. Nguồn ảnh: Wikipedia

Kể từ Su-2, hầu như mọi máy bay Sukhoi sau này đều được đánh dấu bằng tên "Su", nó giống như là họ của một gia đình lớn. Máy bay Su-2 thời điểm đó được đánh giá là đem lại sự rộng rãi, ấm áp, tầm nhìn cực tốt cho phi công thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Kể từ Su-2, hầu như mọi máy bay Sukhoi sau này đều được đánh dấu bằng tên "Su", nó giống như là họ của một gia đình lớn. Máy bay Su-2 thời điểm đó được đánh giá là đem lại sự rộng rãi, ấm áp, tầm nhìn cực tốt cho phi công thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong chiến tranh thế giới 2, Su-2 đã chiến đấu anh dũng trên nhiều mặt trận, như Stalingrad. Tại nơi đó, chúng được sử dụng trong vai trò của máy bay ném bom, máy bay trinh sát và cả máy bay rải tờ rơi động viên hàng triệu người đang bị quên phát xít bao vây. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong chiến tranh thế giới 2, Su-2 đã chiến đấu anh dũng trên nhiều mặt trận, như Stalingrad. Tại nơi đó, chúng được sử dụng trong vai trò của máy bay ném bom, máy bay trinh sát và cả máy bay rải tờ rơi động viên hàng triệu người đang bị quên phát xít bao vây. Nguồn ảnh: Wikipedia

Năm 1949, cục thiết kế Sukhoi bỗng dưng bị giải tán, nhưng rồi chỉ 4 năm sau nó được khôi phục lại. Và rất nhanh chóng, Pavel Sukhoi và các đồng sự đã cho ra đời mẫu máy bay phản lực siêu âm đầu tiên của mình, đó cũng là đại diện máy bay Sukhoi thế hệ 2. Tháng 9/1955, nguyên mẫu định danh S-1 bay thử chuyến đầu tiên, 3 năm sau nó được chỉ định là Su-7. Nguồn ảnh: Wikipedia

Năm 1949, cục thiết kế Sukhoi bỗng dưng bị giải tán, nhưng rồi chỉ 4 năm sau nó được khôi phục lại. Và rất nhanh chóng, Pavel Sukhoi và các đồng sự đã cho ra đời mẫu máy bay phản lực siêu âm đầu tiên của mình, đó cũng là đại diện máy bay Sukhoi thế hệ 2. Tháng 9/1955, nguyên mẫu định danh S-1 bay thử chuyến đầu tiên, 3 năm sau nó được chỉ định là Su-7. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuy không vượt qua nổi cái bóng quá lớn của MiG-17/19/21, nhưng Sukhoi Su-7 vẫn phục vụ đến 40 năm trong không quân Liên Xô và 9 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nó trở thành phóng thí nghiệm bay và là cơ sở tạo ra một "gia đình" mới. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuy không vượt qua nổi cái bóng quá lớn của MiG-17/19/21, nhưng Sukhoi Su-7 vẫn phục vụ đến 40 năm trong không quân Liên Xô và 9 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nó trở thành phóng thí nghiệm bay và là cơ sở tạo ra một "gia đình" mới. Nguồn ảnh: Wikipedia

Từ nền tảng Sukhoi Su-7, năm 1959, Không quân Liên Xô chính thức chấp thuận tiêm kích đánh chặn Sukhoi Su-9 được phát triển từ mẫu thử nghiệm T-3 của dòng Su-7. 1.150 chiếc Su-9 có tốc độ bay 2.135km/h đã được chế tạo. Nguồn ảnh: Wikipedia

Từ nền tảng Sukhoi Su-7, năm 1959, Không quân Liên Xô chính thức chấp thuận tiêm kích đánh chặn Sukhoi Su-9 được phát triển từ mẫu thử nghiệm T-3 của dòng Su-7. 1.150 chiếc Su-9 có tốc độ bay 2.135km/h đã được chế tạo. Nguồn ảnh: Wikipedia

Năm 1965, Không quân Liên Xô chính thức chấp thuận biên chế máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hai động Sukhoi Su-15. Nó được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm của Sukhoi trong quá trình thiết kế Su-9 và Su-11. 1.290 chiếc được chế tạo cho Quân chủng Không quân Liên Xô từ 1964-1979. Nguồn ảnh: Wikipedia

Năm 1965, Không quân Liên Xô chính thức chấp thuận biên chế máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm hai động Sukhoi Su-15. Nó được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm của Sukhoi trong quá trình thiết kế Su-9 và Su-11. 1.290 chiếc được chế tạo cho Quân chủng Không quân Liên Xô từ 1964-1979. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trên nền tảng Su-7, từ giữa những năm 1960, OKB Sukhoi bắt tay vào phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên của mình. Năm 1970 chúng chính thức được trang bị với tên gọi Su-17 cùng bộ cánh "ma thuật". 2.867 chiếc Su-17 và phiên bản xuất khẩu Su-20, Su-22 được chế tạo từ 1969-1990 cho Không quân Liên Xô và phục vụ xuất khẩu. Các tính năng của máy bay độc đáo, độ tin cậy khiến nó nhanh chóng trở thành tiêm kích - bom bán chạy nhất của Sukhoi thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trên nền tảng Su-7, từ giữa những năm 1960, OKB Sukhoi bắt tay vào phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên của mình. Năm 1970 chúng chính thức được trang bị với tên gọi Su-17 cùng bộ cánh "ma thuật". 2.867 chiếc Su-17 và phiên bản xuất khẩu Su-20, Su-22 được chế tạo từ 1969-1990 cho Không quân Liên Xô và phục vụ xuất khẩu. Các tính năng của máy bay độc đáo, độ tin cậy khiến nó nhanh chóng trở thành tiêm kích - bom bán chạy nhất của Sukhoi thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sự thành công của Su-7, Su-17 đã giúp Sukhoi đặt nền móng vững chắc trong lĩnh vực phát triển tiêm kích - bom. Năm 1974, Sukhoi Su-24 chính thức được chấp thuận trong Không quân Liên Xô. Việc Su-24 tới hôm nay vẫn còn được tin tưởng trong Không quân Nga là một minh chứng rõ ràng độ tin cậy, khả năng chiến đấu tuyệt vời của đại diện thế hệ 3 dòng máy bay Sukhoi. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sự thành công của Su-7, Su-17 đã giúp Sukhoi đặt nền móng vững chắc trong lĩnh vực phát triển tiêm kích - bom. Năm 1974, Sukhoi Su-24 chính thức được chấp thuận trong Không quân Liên Xô. Việc Su-24 tới hôm nay vẫn còn được tin tưởng trong Không quân Nga là một minh chứng rõ ràng độ tin cậy, khả năng chiến đấu tuyệt vời của đại diện thế hệ 3 dòng máy bay Sukhoi. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sau nhiều năm bị OKB MiG lất lướt hoàn toàn trong lĩnh vực máy bay tiêm kích, năm 1977, cục diện xoay chuyển hoàn toàn về OKB Sukhoi khi mẫu thử nghiệm Sukhoi Su-27 chính thức cất cánh lần đầu tiên. Lúc đó, chắc không ai có thể nghĩ được rằng sự ảnh hưởng của Su-27 kéo dài tới tận ngày hôm nay, làm thế hệ máy bay thứ 4 MiG-29 lu mờ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sau nhiều năm bị OKB MiG lất lướt hoàn toàn trong lĩnh vực máy bay tiêm kích, năm 1977, cục diện xoay chuyển hoàn toàn về OKB Sukhoi khi mẫu thử nghiệm Sukhoi Su-27 chính thức cất cánh lần đầu tiên. Lúc đó, chắc không ai có thể nghĩ được rằng sự ảnh hưởng của Su-27 kéo dài tới tận ngày hôm nay, làm thế hệ máy bay thứ 4 MiG-29 lu mờ hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với Su-27, các phi công Liên Xô và Nga đã khiến cả thế giới sửng sốt với bài bay nhào lộn trên không nức tiếng "Pugachev Corba" - độ khó của bài bay là cực kỳ khủng khiếp, không máy bay nào của phương Tây làm được nổi khi đó. Hiệu suất bay của Su-27 có được là nhờ động cơ AL-31F thế hệ mới của OKB Saturn. AL-31F tới nay vẫn được coi là một trong những động cơ dành cho tiêm kích tiền tuyến tốt nhất thế giới. Nó được trang bị không chỉ trên Su-27 mà cả series mới tạo ra từ Su-27. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với Su-27, các phi công Liên Xô và Nga đã khiến cả thế giới sửng sốt với bài bay nhào lộn trên không nức tiếng "Pugachev Corba" - độ khó của bài bay là cực kỳ khủng khiếp, không máy bay nào của phương Tây làm được nổi khi đó. Hiệu suất bay của Su-27 có được là nhờ động cơ AL-31F thế hệ mới của OKB Saturn. AL-31F tới nay vẫn được coi là một trong những động cơ dành cho tiêm kích tiền tuyến tốt nhất thế giới. Nó được trang bị không chỉ trên Su-27 mà cả series mới tạo ra từ Su-27. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đại diện thế hệ máy bay chiến đấu Sukhoi 4,5 là các máy bay được sửa đổi, cải tiến từ thế hệ Su-27. Đó là Su-30MK, Su-33, Su-34 và nhất là tiêm kích đa năng 4,5 mạnh nhất thế giới Su-35S. Minh chứng cho sự thành công của "gia đình mới" là việc Sukhoi và nước Nga xuất khẩu hàng trăm chiếc Su-27 đi tới hơn 10 quốc gia trên thế giới. Ngay cả những người chủ yếu dùng hàng Mỹ cũng từng bước chuyển đổi sang họ nhà Sukhoi, điều mà nhà MiG hiếm khi làm được. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đại diện thế hệ máy bay chiến đấu Sukhoi 4,5 là các máy bay được sửa đổi, cải tiến từ thế hệ Su-27. Đó là Su-30MK, Su-33, Su-34 và nhất là tiêm kích đa năng 4,5 mạnh nhất thế giới Su-35S. Minh chứng cho sự thành công của "gia đình mới" là việc Sukhoi và nước Nga xuất khẩu hàng trăm chiếc Su-27 đi tới hơn 10 quốc gia trên thế giới. Ngay cả những người chủ yếu dùng hàng Mỹ cũng từng bước chuyển đổi sang họ nhà Sukhoi, điều mà nhà MiG hiếm khi làm được. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là máy bay tiêm kích - bom tiền tuyến Su-34 - một "hậu duệ" xuất sắc trước hết là về tính năng của "gia đình tiêm kích - bom Sukhoi". Dù chưa có nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhưng Su-34 được kỳ vọng là sẽ đem lại thành công lớn hơn cả thế hệ Su-17, Su-24. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là máy bay tiêm kích - bom tiền tuyến Su-34 - một "hậu duệ" xuất sắc trước hết là về tính năng của "gia đình tiêm kích - bom Sukhoi". Dù chưa có nhiều đơn hàng xuất khẩu, nhưng Su-34 được kỳ vọng là sẽ đem lại thành công lớn hơn cả thế hệ Su-17, Su-24. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thế hệ thứ 5 của máy bay Sukhoi cũng chính là tương lai của không quân Nga - tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 cất cánh lần đầu tiên năm 2010. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định mua 76 Su-57 để trang bị đủ cho 3 trung đoàn vào năm 2028. Su-57 dù vẫn đang còn phát triển nhưng nó cũng hứa hẹn sẽ thiết lập những kỷ lục mới cho “đại gia đình” Sukhoi. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thế hệ thứ 5 của máy bay Sukhoi cũng chính là tương lai của không quân Nga - tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 cất cánh lần đầu tiên năm 2010. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định mua 76 Su-57 để trang bị đủ cho 3 trung đoàn vào năm 2028. Su-57 dù vẫn đang còn phát triển nhưng nó cũng hứa hẹn sẽ thiết lập những kỷ lục mới cho “đại gia đình” Sukhoi. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video cận cảnh sức mạnh tiêm kích Su-30SM. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-5-the-he-tao-dung-huyen-thoai-may-bay-sukhoi-1259399.html