Khái lược 4 trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ

Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU), một cộng đồng dành riêng cho giáo dục khai phóng theo truyền thống của Phật giáo được phổ biến rộng rãi – một truyền thống đặc trưng bởi kiến thức về nghệ thuật và khoa học, trau dồi trí tuệ, từ đó cải thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU), một cộng đồng dành riêng cho giáo dục khai phóng theo truyền thống của Phật giáo được phổ biến rộng rãi – một truyền thống đặc trưng bởi kiến thức về nghệ thuật và khoa học, trau dồi trí tuệ, từ đó cải thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Tác giả: Tiến sĩ Tanya Storch
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: International Journal of Dharma Studies

Bài viết có mục đích khơi dậy một cuộc thảo luận công khai, về các trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ. Các trường Đại học Phật giáo này cung cấp giáo dục về nghệ thuật tự do và các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời sử dụng các phương pháp sư phạm truyền thống của Phật giáo, đã thử nghiệm theo thời gian. Bởi vì những trường Đại học Phật giáo này thường ít được công chúng biết đến, vì vậy tôi đã cung cấp thông tin về lịch sử của các ngôi trường Đại học Phật giáo này, chương trình học thuật và sự thành công về phương diện giáo dục, đã tạo ra trong khuôn viên của ngôi Đại học Phật giáo này. Theo quan điểm của tôi, các ngôi Đại học Phật giáo này đóng vai trò như một mô hình giáo dục đại học thành công ở nhiều cấp độ khác nhau, và tạo ra kết quả thỏa đáng cho cả những người cung cấp và người thụ nhận sự giáo dục đại học.

Đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai qua giáo pháp Phật đà đã được truyền bá ở Hoa Kỳ nhiều cách khác nhau. Một cách quan trọng mà nó đã thâm nhập thành công vào ý thức của công chúng rộng rãi hơn là thông qua các cơ sở giáo dục. Điều này phù hợp với bản chất của đạo Phật.

Trong lịch sử, Phật giáo đã lan tỏa ở mỗi quốc gia, đạo Phật đã sáng lập các trường Phật học, đại học Phật giáo, và nhiều trung tâm học tập, tu tập thiền định và thực hành đạo đức. Từ nửa cuối thế kỷ 20, rất nhiều cơ sở học tập dựa trên đạo Phật đã được thành lập tại Hoa Kỳ. Chúng bao gồm nhưng không giới hạn ở các trường mầm non mẫu giáo, các trường tiểu học và trung học, các học viện đào tạo nghề, các trường Đại học chuyên ngành cấp bằng chuyên môn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nghiên cứu một loại hình tổ chức giáo dục cụ thể, chúng tôi gọi là “Đại học Phật giáo”.

Đại học Phật giáo là gì và tại sao phải nghiên cứu nó? (What is the Buddhist University and why to study it?)

Trong khi đại đa số các cơ sở giáo dục Phật giáo chuyên giảng dạy triết học và thực hành Phật giáo cho cư sĩ tại gia, muốn phát triển lối sống đạo Phật và/hoặc đào tạo các giới xuất gia, mong muốn phục vụ như một tu sĩ Phật giáo (ví dụ như các trường Đại Học Núi Kim Cương (Diamond Mountain University 2004), bang Arizona, Hoa Kỳ, Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Phật giáo Won, tiểu bang Pennsylvania, Đông Bắc Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Phật học ở tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ, Đại học Mở Dharmakaya ở California, Hoa Kỳ), một số cơ sở đào tạo Tôn giáo và Đạo đức Phật giáo, được kết hợp với các lĩnh vực chuyên môn và nghệ thuật tự do.

Có thể đây được gọi là các ngôi trường Đại học Phật giáo. Đây là định nghĩa về một ngôi trường Đại học Phật giáo như đã được sử dụng xuyên suốt bài viết này: Đại học Phật giáo là một tổ chức giáo dục đại học, cung cấp các văn bằng, chứng chỉ được nhà nước công nhận về nghệ thuật tự do, các lĩnh vực chuyên môn và áp dụng các nguyên tắc sư phạm của giáo dục Phật giáo. Có thể áp dụng định nghĩa này tiêu biểu là bốn trường Đại học Phật giáo. Đó là Đại học Naropa là một trường Đại học nghệ thuật tự do, tọa lạc tại Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. Được thành lập vào tháng 06 năm 1974 bởi Phật giáo Tây Tạng và Giáo sư trường Đại học Oxford, Tôn giả Chögyam Trungpa; Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU), một trường đại học tại quận Mendocino, California, Hoa Kỳ, do Thiền sư Tuyên Hóa sáng lập vào năm 1976. Đây là một trường đại học Phật giáo đào tạo theo tinh thần khai phóng và đặt trên nền tảng triết lý truyền thống của nhà Phật;

Đại học Soka là trường tư thục thành lập năm 1987, trụ sở tại Aliso Viejo, Nam California, được thành lập trên nguyên tắc hòa bình của Phật giáo và nhân quyền, và tất cả các sinh viên đại học làm việc hướng tới một văn bằng cử nhân nghệ thuật trong nghệ thuật tự do và Đại học Uwest tọa lạc tại Rosemead, Nam California, do Đại sư Tinh Vân (1927-2023) sáng lập vào năm 1991, thuộc dòng Phật giáo nhân gian thuộc Tổ đình Phật Quang Sơn, trụ sở chính ở Đài Loan, với tầm nhìn của Ngài bởi sự dung hợp Đông và Tây, thông qua kinh nghiệm của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, cấp phát văn bằng từ Cử nhân, Cao học cho đến Tiến sĩ về các bộ môn Mỹ thuật, Quản trị cho đến Phật học. Đóng góp lớn cho sự truyền bá đạo Phật ở Phương Tây trong thời đại hiện nay.

Ngoài ra, Đại học Maitripa, một trường đại học Phật giáo tọa lạc tại Portland, tiểu bang Oregon, thành lập vào năm 2005, thuộc Phật giáo Tây Tạng, hiện đang nộp đơn xin khu vực công nhận làm cơ sở cấp bằng.

Như vậy, bốn trường Đại học Phật giáo hiện đang tồn tại ở Hoa Kỳ, vấn đề quan trọng tiếp theo cần được giải quyết liên quan đến lý do nghiên cứu chúng. Một lý do chính là sự tồn tại của những trường Đại học này thường ít khi được công chúng biết đến. Ngay cả những học giả chuyên nghiên cứu Phật giáo Hoa Kỳ và lịch sử giáo dục đại học Hoa Kỳ hoặc hoàn toàn không biết về chúng hoặc chỉ biết một hoặc hai.

Một lý do quan trọng khác để theo học các trường Đại học Phật giáo Hoa Kỳ, là vị trí độc đáo nhất của họ trên bản đồ giáo dục Đại học Hoa Kỳ.

Nơi đây các tôn giáo khác nổi tiếng và được thực hành, chẳng hạn như Shaman giáo, tín ngưỡng bản địa, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, đạo Sikh, Bahaism, Nho giáo và Đạo giáo, họ chưa tạo ra các tổ chức tương đương cho việc học cao hơn, mặc dù họ đã thành lập các tổ chức khác nhau để nghiên cứu các tôn giáo này. Để nâng cao hơn nữa quan điểm về tính độc đáo của Đại học Phật giáo Hoa Kỳ, chúng ta nên nhớ rằng Hoa Kỳ chỉ có hai trường Đại học Do Thái giáo và chỉ có một trường Đại học Hồi giáo có hình thức tương tự như Đại học Phật giáo, họ cũng cấp văn bằng học vị trong các lĩnh vực chuyên môn và nghệ thuật tự do, đồng thời xây dựng toàn bộ trải nghiệm giáo dục, dựa trên các luật lệ và thực hành đạo đức của các tôn giáo tương ứng này.

Đại học Phật giáo Hoa Kỳ cũng phải được công nhận là một hiện tượng toàn cầu mới, bởi vì không có một tổ chức nào có thể so sánh được ở các quốc gia phương Tây khác vốn nổi tiếng với sự khoan dung tôn giáo, ý chí chính trị để thử nghiệm các hình thức giáo dục mới, chẳng hạn như các quốc gia Đức, Pháp, Thụy Điển hoặc Vương quốc Anh.

Lý do cuối cùng và có thể là cấp bách nhất hiện nay, để theo học Đại học Phật giáo là cuộc khủng hoảng trong giáo dục đại học và cao đẳng ở Mỹ. Chưa đến 50% sinh viên tốt nghiệp Đại học Mỹ và các trường Đại học Mỹ hài lòng với nền giáo dục mà họ nhận được, trong khi trên toàn quốc đang ở mức báo động 30% với tỷ lệ bỏ học sau đại học. Đồng thời, nghiên cứu đã được thực hiện tại các cơ sở Đại học Phật giáo, chỉ ra rằng tỷ lệ tốt nghiệp từ các trường Đại học này gần 90% sinh viên được phỏng vấn cho biết họ hoàn toàn hài lòng với nền giáo dục mà họ đã nhận được.

Tóm tắt lịch sử của bốn trường Đại học Phật giáo (Brief history of the four Buddhist Universities):

Đại học Naropa

Đại học Naropa (Naropa University) là một trường Đại học nghệ thuật tự do, tọa lạc tại Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. Được thành lập vào tháng 06 năm 1974 bởi Phật giáo Tây Tạng và Giáo sư trường Đại học Oxford, Tôn giả Chögyam Trungpa (1939–1987), vị thiền sư, học giả, giảng sư và nghệ sĩ, người nối truyền pháp mạch các dòng truyền thừa Kagyu và Nyingma, Phật giáo Kim Cương thừa. Với tư cách là một Sứ giả Như Lai, Ngài đặt chân cất bước đến Hoa Kỳ vào năm 1970 và ba năm sau đó, Ngài thành lập tổ chức Vajradhatu, Ngài thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Naropa thông qua Quỹ Nalanda và đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc thành lập Đại học Naropa.

Tôn giả Chögyam Trungpa là một trong những vị Đạo sư Tây Tạng đầu tiên mang Phật Pháp đến phương Tây. Ngài còn là một Đạo sư Rimé hay là phong trào “bất bộ phái” trong Phật giáo Tây Tạng. Phong trào Rimé nghĩa là không có biên giới, trong tinh thần tôn trọng, hài hòa, và không chia rẽ bộ phái, khao khát mang lại lời dạy có giá trị của các trường khác nhau. Vai trò của Ngài trong việc đưa giáo dục Phật giáo vào Văn hóa phương Tây, được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất và có thể được tóm tắt bằng những nhận định gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: “Sự nỗ lực của Tôn giả Chögyam Trungpa có ảnh hưởng sâu rộng, nhằm chia sẻ một số hiểu biết sâu sắc và lợi ích của giáo lý Phật giáo Tây Tạng với khán thính giả hiện đại theo cách mà họ có thể dễ dàng hiểu và áp thực tiễn vào cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, Ngài là một trong những vị Lạt ma Tây Tạng đầu tiên hòa nhập hoàn hảo vào văn hóa phương Tây, Ngài đã có công cống hiến rất lớn trong việc đưa ra cách tiếp cận của người dân Tây Tạng đối với hòa bình nội tâm ở phương Tây”.

Đại học Naropa, một nơi để trau dồi tuệ giác, nuôi dưỡng niềm đam mê và nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Cảm hứng của ngài trong việc tạo ra một trường Đại học không phải là giáo phái Phật giáo. Ngài lấy cảm hứng từ Phật giáo và kết hợp nghiên cứu trí tuệ Đông phương với học bổng của Tây phương để truyền cho trường đại học về sự phát triển của nó. Từ tầm nhìn đó, Đại học Naropa đã trở thành nơi khởi sinh của phong cách chính niệm hiện đại; đồng thời vẫn duy trì mối liên hệ mật thiết với truyền thống trí tuệ của thế giới.

Đại học Naropa được Hiệp hội các trường học, đại học và cao đẳng khu vực phía Bắc Trung Bộ Hoa Kỳ công nhận vào năm 1988, trở thành trường Đại học Phật giáo đầu tiên được chứng nhận của khu vực. Đại học Naropa cung cấp các chương trình cử nhân và cao học trong lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, lãnh đạo môi trường, tâm lý học, nghiên cứu tôn giáo. Trường cấp bằng cử nhân, thạc sỹ cũng như đào tạo phát triển chuyên môn và các khóa học cho cộng đồng. 3 cơ sở riêng biệt là Arapahoe, Nalanda, Paramita trực thuộc đại học Naropa đều nằm tại Boulder. Trường có gần 500 sinh viên đại học và hơn 600 học viên cao học.

Trong suốt những thập niên 1970-1980, danh tiếng của Tôn giả Chögyam Trungpa như một vị Đạo sư đầy quyền năng, đã thu hút một số nhà thơ và nhạc sĩ giỏi nhất của thời đại. Đặc biệt, Allen Ginsberg (1926-1997), một nhà thơ Mỹ, một trong những thủ lĩnh của Thế hệ Beat của thập niên 1960 và của cả thế hệ phản văn hóa sau đó, John Cage (1912-1992), nhà soạn nhạc, nhà nhạc lý học, nhà văn, và họa sĩ, nhà thơ người Mỹ Anne Waldman và nhà thơ người MỹDiane di Prima (1934–2020), được biết đến là những người đứng sau việc tạo ra các chương trình nghệ thuật âm nhạc và văn học nghệ thuật tại Đại học Naropa. Trường Thơ Jack Kerouac, được thành lập với sự tham gia tích cực nhất của nhà thơ Mỹ Allen Ginsberg, cho đến ngày nay được coi là một trong những nơi tốt nhất để nghiên cứu văn học nghệ thuật ở Hoa Kỳ.

Cư sĩ Phật tử John Cobb, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard, đã trở thành Hiệu trưởng thứ hai của trường Đại học Naropa sau khi Tôn giả Chogyam Trungpa viên tịch. Ngay nay, Đại học Naropa dưới sự dẫn dắt của Cư sĩ Phật tử Charles Lief, một trong những sinh viên đầu tiên của Tôn giả Chogyam Trungpa, người sáng lập trường Đại học Naropa vào năm 1974. Hiện Cư sĩ Phật tử Charles Lief, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường Đại học Naropa, khi ông được đề nghị làm Hiệu trưởng. Dựa trên bài phát biểu khai mạc vào tháng 2 năm 2013 (có trên mạng), ông cam kết tiếp tục các truyền thống phi giáo phái, lấy cảm hứng từ Phong Trào Bất Bộ Phái Rimé – Phật giáo Kim Cương Thừa Đại học Naropa.

Đại học Phật giáo Pháp Giới

Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU – Dharma Realm Buddhist University) tọa lạc tại quận Mendocino, California, Hoa Kỳ, do Thiền sư Tuyên Hóa (1918-1995) sáng lập vào năm 1976. Đây là một trường đại học Phật giáo đào tạo theo tinh thần khai phóng và đặt trên nền tảng triết lý truyền thống của đạo Phật.

Sứ mệnh và Mục tiêu (Mission Statement)

Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU), một cộng đồng dành riêng cho giáo dục khai phóng theo truyền thống của Phật giáo được phổ biến rộng rãi – một truyền thống đặc trưng bởi kiến thức về nghệ thuật và khoa học, trau dồi trí tuệ, từ đó cải thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Vì thế, Vị vậy, mục tiêu của sư phạm có hai phương diện: truyền đạt kiến thức và khai sáng trí tuệ nội tại mà mỗi cá nhân đều sở hữu. Việc phát triển năng lực vốn có này, đòi hỏi một định hướng học tập mang tính đối thoại, tương tác, thăm dò và tự phản ánh sâu sắc. Nền giáo dục như thế sẽ làm cho con người được tự do theo nghĩa sâu sắc nhất và mở ra vận hội theo đuổi những mục tiêu cao nhất bởi sự tồn tại của nhân loại.

Kết quả của Động cơ Học tập (Institutional Learning Outcomes)

Là một tổ chức nhằm giáo dục để phát triển con người toàn diện, Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU) nỗ lực bồi dưỡng những cá nhân coi việc học tập là nỗ lực suốt đời trong việc theo đuổi kiến thức, sự hiểu biết về bản thân, ứng dụng sáng tạo và mang lợi ích trong việc học tập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ba kết quả học tập của tổ chức xây dựng thêm các mục tiêu đặt ra trong sứ mệnh của DRBU:

Người được giáo dục khai phóng sẽ phát triển và rèn luyện các kỹ năng học tập suốt đời, bao gồm sự phán xét hợp lý; tính linh hoạt để liên tục đánh giá các điều kiện đang phát triển bên trong lẫn bên ngoài; và theo đó, khả năng xem xét lại, điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí thay đổi đường lối hoặc lập trường của mình.

Người được giáo dục khai phóng sẽ đánh giá cao các phương pháp và sự thẩm tra sâu sắc, được đề xuất trong các văn bản chính, đặc biệt trong nghiên cứu về bản chất con người, hoạt động của quan hệ nhân quả và mối liên hệ phức tạp giữa cá nhân, xã hội và thế giới tự nhiên.

Người có giáo dục khai phóng sẽ giao tiếp một cách minh bạch, có sắc thái, thẳng thắn và khéo léo.

Kết quả của Chương trình Học hỏi (Program Learning Outcomes)

Dựa trên kết quả học tập của Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU) tổ chức và cung ứng các chương trình giáo khoa cấp Cử Nhân và Cao Học dưới đây:

Chương Trình Phật Học và Hành Trì Phật Pháp ban cấp văn bằng Cử Nhân và Cao Học Phật Học và Hành Trì Phật Pháp. Chương trình giảng dạy được khai triển trong phạm vi các kinh điển phản ảnh những giáo lý Phật giáo chính thống và sự hành trì các giáo lý âỵ́ Sau khi hoàn thành các lớp dự bị cao cấp, các sinh viên có thể chuyên học những kinh điển mà họ lựa chọn.

Chương Trình Cao Học Giáo Khoa Phật Học cũng được cung ứng để đào luyện sinh viên trở thành giảng viên ở các cấp trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, và cấp đại học.

Chương Trình Ngôn Ngữ Phật Học và Phiên Dịch ban cấp các văn bằng Cử Nhân và Cao Học về Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo. Chương trình này ứng dụng vào các ngôn ngữ truyền thống của Kinh điển Phật giáo, cũng như các ngôn ngữ được phiên dịch. Những ngôn ngữ này hồm có Hoa Văn, Phạn Văn, Anh Văn và những ngôn ngữ thông dụng khác. Mục tiêu của chương trình là đào luyện những chuyên gia có thể phiên dịch một cách thông thạo các kinh điển Phật giáo, đồng thời cũng phải lưu tâm đến các yếu tố văn hóa và ngôn ngữ của nguyên bản cũng như đối với các dịch bản.

Chương Trình Hán Học ban cấp văn bằng Cử Nhân Hán Học. Chương trình này cung ứng một căn bản vững chãi về Hoa văn, văn chương Trung Hoa, lịch sử, triết lý, văn hóa, và truyền thống tôn giáo Trung Hoa.

Đại học Phật giáo Soka Hoa Kỳ (Soka University of America)

Đôi nét về người Sáng lập SUA

Trường Đại Học Phật Giáo Soka Hoa Kỳ (SUA) do Tiến sĩ Daisaku Ikeda sáng lập. Ông là một học giả kiệt xuất trong một số lĩnh vực khoa học, đồng thời là một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng ở Nhật Bản và quốc tế. Ông là Chủ tịch danh dự của tổ chức quốc tế Soka Gakai (SGI), người sáng lập của 6 cơ quan văn hóa, hòa bình và 14 tổ chức giáo dục ở Nhật Bản và quốc tế. Ông đã từng được mời viếng thăm và giảng bài ở nhiều đại học nổi tiếng thế giới. Hơn 400 thành phố trên thế giới tặng ông danh hiệu “Công dân danh dự”.

Là một nhà lãnh đạo thanh niên trong tổ chức, Tiến sĩ Daisaku Ikeda đã dẫn đầu một số chiến dịch thành công giúp mở rộng đáng kể thành viên và giúp Toda đạt được cột mốc gần tám trăm nghìn gia đình.

Năm 1960, Tiến sĩ Daisaku Ikeda kế nhiệm Toda làm chủ tịch thứ ba, đồng thời tiếp tục củng cố và mở rộng tổ chức bên trong Nhật Bản, ngay lập tức bắt đầu tập trung vào việc quốc tế hóa tổ chức. Việc thành lập Soka Gakkai International (SGI) vào năm 1975 đã củng cố quá trình này. Ông cũng nhanh chóng cụ thể hóa các khía cạnh khác trong tầm nhìn của Makiguchi và Toda, bao gồm việc thành lập hệ thống Trường Soka và Đại học Soka.

Tiến sĩ Daisaku Ikeda mở rộng hơn nữa phạm vi của hiệp hội quốc tế, phát triển nó thành một phong trào rộng khắp thúc đẩy hòa bình, văn hóa và giáo dục. Coi đối thoại là nền tảng của hòa bình, ông bắt đầu tổ chức các cuộc thảo luận, cộng tác với các nhà lãnh đạo và nhân vật văn hóa trên khắp thế giới. Ông cũng thiết lập các thể chế thúc đẩy đối thoại, nghiên cứu hòa bình và trao đổi văn hóa.

Một khía cạnh quan trọng trong di sản của Tiến sĩ Daisaku Ikeda, là những bài viết phong phú của ông nhằm mục đích cho phép các cá nhân trong thế giới hiện đại nắm bắt và áp dụng các giáo lý từ Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa và Phật giáo Nhật Liên (日蓮佛教) Nhật Bản. Chúng bao gồm bộ 12 tập Cuộc cách mạng nhân loại và bộ 30 tập Cuộc cách mạng nhân loại mới, mô tả chi tiết quá trình phát triển lịch sử của Soka Gakkai thông qua những câu chuyện của từng thành viên.

Sứ mệnh của SUA (Our mission)

Trường Đại Học Phật Giáo Soka Hoa Kỳ (SUA) tích hợp tầm nhìn sứ mệnh và thúc đẩy đối thoại về sứ mệnh, các nguyên tắc sáng lập, các giá trị cốt lõi của hệ đào tạo đến tất cả các thành viên của cộng đồng SUA.

Sứ mệnh của SUA là thúc đẩy một lượng công dân toàn cầu ổn định, cam kết với một cuộc sống hữu ích, theo định nghĩa của Tiến sĩ Daisaku Ikeda người sáng lập SUA. Theo tinh thần của đạo Phật, tiêu chí của ông đề ra ba đức tính của một công dân toàn cầu là “Bi – Trí – Dũng”; khuyến khích sự chuyển hóa nội tâm của mỗi cá nhân, để coi mình là một thành viên của cộng đồng rộng lớn hơn, tất cả đều phụng sự lẫn nhau để nâng cao sự sinh tồn của mỗi cá nhân và tập thể.

Nền tảng của SUA dựa trên các giá trị hòa bình, nhân quyền và sự thiêng liêng của cuộc sống. Chức năng chính của tích hợp tầm nhìn sứ mệnh, là tạo điều kiện cho cộng đồng thảo luận sâu hơn, nỗ lực hiện thực hóa những nguyên tắc, và tinh thầ này trong nhà trường, đồng thời giúp sinh viên tốt nghiệp nêu gương những giá trị này trong cuộc sống của họ.

Là một trường đại học phi giáo phái có nguồn gốc từ nguyên tắc Phật giáo, SUA được thành lập dựa trên tầm nhìn của người sáng lập, Tiến sĩ Daisaku Ikeda, với hy vọng rằng cộng đồng của trường sẽ phát triển trong sự hiểu biết và thể hiện các nguyên tắc thành lập của trường đại học Phật giáo này. SUA chào đón những người thuộc mọi truyền thống đức tin và những người không theo truyền thống tôn giáo nào. Là một trường đại học nghệ thuật tự do, SUA luôn hoan nghênh sự đa dạng, công bằng và hòa nhập.

Bằng cách truyền đạt các nguyên tắc, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của SUA, đồng thoìe cung cấp một chương trình học tập toàn diện, tích hợp tầm nhìn sứ mệnh tìm cách tạo ra một cộng đồng, trong đó sự phát triển về trí tuệ và tinh thần hỗ tương cho nhau.

Chương trình Thạc sỹ về Lãnh đạo Giáo dục và Biến đổi Xã hội (MA in educational leadership and societal change)

Chương trình Thạc sỹ (MA) hai năm của các bạn, xem xét bối cảnh rộng lớn của các tổ chức và cấu trúc giáo dục hiện đại, bao gồm các trường học và cao đẳng. Thông qua học tập liên ngành, các bạn sẽ khám phá mối quan hệ cộng sinh giữa năng lực lãnh đạo giáo dục, tạo ra giá trị và sự biến đổi xã hội.

Lãnh đạo dựa trên cơ sở nghiên cứu (Research-Based Leadership)

Một trong những chức năng nghiên cứu là giúp các bạn rèn luyện tư duy phản xạ logic và niềm đam mê khám phá những bối cảnh đa dạng theo phương trình của con người. Việc đào tạo các kỹ năng và khả năng nghiên cứu thường dành cho các học giả đầy tham vọng, sẽ trang bị cho các bạn những thế mạnh bởi tầm quan trọng của kỹ năng quan sát, kết hợp các kỹ năng nghiên cứu với các kỹ năng giải quyết vấn đề có hệ thống. Những gì nhà giáo dục Brésil xóa nạn mù chữ, Paulo Freire (1921-1997) từng viết về việc giảng dạy cũng đã áp dụng tương tự cho lãnh đạo giáo dục: “Không có chuyện giảng dạy mà không nghiên cứu và nghiên cứu mà không giảng dạy”.

Lãnh đạo Định hướng Đạo đức, Tư duy Toàn cầu (Globally-Minded, Ethically-Oriented Leadership)

Sự hiểu biết và đánh giá cao về quyền tự quyết của con người, cũng như một định hướng đạo đức vững chắc, trước tiên đòi hỏi các bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình, trong hoạt động hình thành kiến thức mới, với tư cách là một nhà lãnh đạo có tư duy toàn cầu. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, nhà văn, nhà giáo dục, nhà ngoại giao, triết gia kinh viện và giám mục Chartres người Anh John of Salisbury (1120- 1180) đã viết: “Trong tất cả các lĩnh vực học tập, điều mang lại vẻ đẹp nhất chính là Đạo đức, phần xuất sắc nhất của triết học, nếu không có nó thì thậm chí phần sau sẽ không xứng đáng với danh xưng của nó”. Sự lãnh đạo có định hướng đạo đức là điều kiện quan trọng cho sự biến đổi xã hội công bằng và chính đáng.

Hiệu quả của Nghệ thuật Lãnh đạo mang tính Tự do (The Liberal Art of Effective Leadership)

Quay trở lại thời cổ đại, nghệ thuật tự do mô tả các ngành học thuật, được thiết kết để giúp các nhà lãnh đạo tương lai tiếp cận các ngành học thuật khác nhau, từ toán học, khoa học, văn học và triết học, quan trọng nhất là mối liên hệ giữa mọi người, để giúp mọi người vượt qua thử thách và có được “cuộc sống hữu ích” tốt hơn. Trong tất cả nghiên cứu học thuật trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mục tiêu của một nền giáo dục như thế là phát triển, theo cách nói của nhà triết học người Athen trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, Platon (428/427 TCN), “Các nhà tổng quát viên”, nhà tổng quát là “Nhà biện chứng”: một người thông thạo nghệ thuật đối thoại và thảo luận dùng Đạo đức làm trung tâm.

University of the west (formerly known as the Hsi Lai University, 西來大學)

University of the west (UWest) do Đại sư Tinh Vân (1927-2023) sáng lập năm 1990 và khai trường và khai giảng vào năm 1991. Trường Đại học này là sự hợp tác liên thông giữa Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Hoa Kỳ, tích hợp các truyền thống nghệ thuật tự do và trí tuệ Phật giáo.

Vào mùa hè năm 1996, trường đại học Phật giáo này chuyển đến Rosemead, một thành phố trong Quận Los Angeles, California, Hoa Kỳ, nơi trường trở thành một tổ chức giáo dục đại học độc lập, dựa trên mô hình của một trường Đại học Hoa Kỳ.

Danh hiệu hiện tại, University of the West (UWest), được thông qua vào tháng 4 năm 2004. Trong nhiều thập kỷ qua, trường đại học Phật giáo này đã cung cấp chương trình giảng dạy nghệ thuật tự do đẳng cấp thế giới, đồng thời chuẩn bị cho các Phật tử trở thành những nhà lãnh đạo ở phương Tây. Dự án số hóa Kinh điển Phật giáo Phạn ngữ, Trung tâm Nghiên cứu phát triển các Dân tộc thiểu số và Kinh doanh nhỏ lẻ cũng đã được thành lập để tiếp tục sứ mệnh này.

Ngày nay, trong khi tiếp tục đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, Uwest phụ vụ viên thuộc mội tầng lớp xã hội với nhiều chương trình về tôn giáo học so sánh, giáo sự Tuyên úy, kinh doanh, tâm lý học, Anh ngữ và nghệ thuật tự do.

Sứ mệnh & Tầm nhìn của UWest (Our mission)

Sứ mệnh của University of the West (UWest) là cung cấp một nền giáo dục toàn diện, dựa vào ngữ cảnh giá trị của đạo Phật và trí tuệ, đồng thời tạo điều kiện cho sự hiểu biết và đánh giá cao về văn hóa giữa Đông và Tây.

University of the West (UWest):

Cung cấp một nền giáo dục toàn diện, nơi hội tụ trí tuệ, tâm kinh, cảm xúc và sáng tạo.

Cung cấp một nền giáo dục độc đáo, cung cấp các công cụ và hỗ trợ để sinh viên dẫn đến hành trình phát triển của riêng họ và giúp thành công trong học tập.

Cung cấp một nền giáo dục nghệ thuật tự do bền vững, xuất phát từ trí tuệ Phật giáo và nỗ lực hướng tới tầm nhìn toàn cầu, để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp có thể cạnh tranh và cống hiến cho thế giới hiện đại.

Chấp nhận và tôn vinh sự đa dạng như một hành trình dẫn đến trí thức và trí tuệ.

Tạo ra môi trường từ bi, khuyến khích sinh viên theo đuổi sự bình đẳng và hành động phụng sự tha nhân.

Đem lại cơ hội trao đổi trí tuệ và văn hóa giữa Đông và Tây.

Tìm kiếm và phát triển những sinh viên mạnh mẽ và cá tính, có khả năng lãnh đạo người khác và đưa ra các quyết định trên lợi ích chung.

Thiết lập không gian và hướng dẫn cho sinh viên đạt được sự hiểu biết về bản thân để có một cuộc sống bình yên và trọn vẹn.

Thúc đẩy kiến thức tâm linh, hướng dẫn sinh viên tìm ra mục đích và ý nghĩa của họ thông qua “tư duy về giáo dục”.
Tin tưởng vào giáo dục như một cuộc trò chuyện, trong đó sinh viên và giảng viên cùng học tập lẫn nhau, tôn trọng và thương yêu lẫn nhau.

Người sáng lập UWest (Our Founder)

University of the West (UWest) do Đại sư Tinh Vân (1927-2023) sáng lập năm 1990. Ngài sinh năm 1827 tại huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, Đại sư Tinh Vân, một bậc cao tăng Phật giáo thế giới của thế kỷ 20, người khai sáng và lãnh đạo Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế, người luôn tận tụy với chương trình Phật Pháp tại nhân gian, mang niềm vui đến cho mọi chúng sinh. Ngài luôn khuyên nhắc mọi người cố gắng thực hành Tam Hảo và Tứ Cấp. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ. Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế, một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Được thành lập tại Đài Loan năm 1967, hiện nay có gần ba trăm cơ sở tự viện chi nhánh Phật giáo và các trung tâm liên kết trên khắp thế giới.

Các dự án Phật Pháp tại nhân gian của Phật Quang Sơn bao gồm các nhà trẻ, Phòng khám Y tế miễn phí, Viện dưỡng lão, các trung tâm mục vụ nhà tù, các chương trình phúc lợi xã hội, cứu trợ thiên tai và nhiều hình thức phục vụ công cộng khác. Phật Quang Sơn đã quản lý và điều hành nhiều trung tâm giáo dục và văn hóa khác nhau bao gồm các trường Mầm non Mẫu giáo, trường trung học, thư viện, bảo tàng, trường cao đẳng và đại học.

Năm 1962, Đại sư Tinh Vân sáng lập Học viện Tùng Lâm Phật Quang Sơn (Tsung Ling Buddhist College at Fo Guang Shan, 佛光山叢林學院), sau đó phát triển gần hai mươi Học viện Phật giáo khác nhau để nghiên cứu Phật học, cũng như giáo dục đào tạo, phát triển nhân tài Phật giáo. Một hoạt động liên quan là việc thành lập Hiệp hội Phật Quang Sơn Quốc tế (BLIA) sáng lập vào năm 1992, ngày nay đã có mặt ở gần hai trăm quốc gia, nhấn mạnh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các trường đại học, học viện Phật giáo, thư viện, nhà xuất bản, trung tâm phiên dịch, trung tâm văn nghệ, trà quán, phòng khám y tế di động và các hoạt động truyền giáo. Tổ chức dịch vụ giáo dục dựa vào cư sĩ Phật tử tại gia này, hiện có hơn 130 chi hội với vài triệu thành viên tại gần 70 quốc gia trên thế giới. Việc thành lập các cơ sở giáo dục sau trung học, kết hợp lý thuyết và thực hành Phật giáo với các nghiên cứu học thuật chính thức là cam kết suốt đời của Đại sư Tinh Vân.

Đến nay, đã thành lập 5 ngôi trường Đại học Phật giáo. Đầu tiên là University of the West (UWest) tọa lạc tại Los Angeles, thành phố lớn nhất tiểu bang California, Hoa Kỳ, mở cửa với danh xưng Đại học Tây Lai (Hsi Lai University) vào mùa xuân năm 1991. Đại học Nam Hoa (南華大學, Nanhua University, NHU) được thành lập và khai giảng năm 1996 tại Gia Nghĩa, Đài Nam, Đài Loan và Đại học Phật Quang (佛光大學), một trường đại học tư thục, được thành lập năm 1999 bởi Tu viện Phật Quang, tọa lạc tại huyện Nghi Lan, thuộc miền Bắc Đài Loan, một trường đại học tư thục, được thành lập năm 2000 bởi Tu viện Phật Quang. Đây là trường đại học duy nhất ở Đài Loan hoạt động dựa trên Phật giáo. Học viện Nam Thiên (南天學院, Nan Tien Institute) tọa lạc tại Berkeley, vùng ngoại ô của Wollongong, New South Wales Australia được thành lập vào năm 2001, và được Chính phủ Australia công nhận để cấp bằng tốt nghiệp về Nghiên cứu Phật giáo Ứng dụng vào năm 2009. Tất cả bốn trường đại học đều kết hợp việc giảng dạy và thực hành Phật giáo với các ngành học thuật và cấp phát nhiều loại văn bằng từ các trường Đại học, trình độ Cử nhân, cho đến bằng Tiến sỹ. Đại học Quang Minh (光明大學, Guang Ming College), Philippines, tập trung vào biểu diễn nghệ thuật và nghiên cứu Phật học. Tất cả các tổ chức thành viên đều được liên kết và kết nối với một mạng lưới rộng lớn, các trung tâm nghiên cứu học thuật do tăng ni, Phật tử tại các cơ sở tự viện Phật Quang Sơn bảo trợ, nơi các học giả từ các nước tham gia vào các dự án nghiên cứu. Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Hsi Lai Temple) tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Sau 10 năm chuẩn bị, chính thức mở cửa chào đón du khách thập phương hành hương vào năm 1988. Chùa có tổng diện tích 15 mẫu Anh và bao gồm 10 công trình chính, Đại Hùng bảo điện, thư viện, tăng phòng, hội trường, phòng triển lãm, bảo tàng nghệ thuật Phật giáo, nhà bếp, trai đường. . . Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn thiết kế theo truyền thống kiến trúc nguy nga của Trung Hoa và là cơ sở tự viện Phật giáo rộng lớn nhất ở Tây Bán Cầu.

Các chương trình giáo dục được cung cấp bởi các trường Đại học Phật giáo

Trước khi giải thích cụ thể về các chương trình giáo dục do các trường Đại học Phật giáo cung cấp, chúng ta cần hiểu rằng các trường đại học Phật giáo này, không chỉ cung cấp đơn thuần, mà còn quảng bá công khai các chương trình đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, và tự do có nguồn gốc sâu xa từ các nguyên tắc triết học và đạo đức của Phật giáo. Dưới đây là một số trích dẫn từ tầm nhìn sứ mệnh trực tuyến của họ và các tờ rơi quảng bá.

“Naropa University nhận ra lòng hào hiệp và trí tuệ vốn sẵn nơi mỗi con người. Nó giáo dục con người toàn diện, trau dồi sự xuất sắc trong học tập và tầm nhìn sâu sắc để truyền tải kiến thức với trí tuệ. Trường đại học Phật giáo này nuôi dưỡng niềm vui của sinh viên trong học tập, trí lực và tư duy phản biện, ý thức về mục đích cùng đồng hành cùng nhân loại thế giới hướng thiện, giúp đời trên tinh thần từ bi bác ái, cũng như sự cởi mở và sự thanh thản hồn nhiên, từ tầm nhìn sâu sắc và sự hiểu biết đích thực về bản thân”.

Đại học Phật giáo Pháp Giới (法界佛教大學, Dharma Realm Buddhist University, DRBU) mô tả các mục tiêu giáo dục theo cách: “DRBU không chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức học thuật. DRBU nhấn mạnh đến nền tảng đạo đức, mở rộng việc nghiên cứu cách giúp đỡ tha nhân và chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật vốn sẵn có nơi mỗi cá nhân. Vì vậy, DRBU ủng hộ tinh thần tìm hiểu chung và trao đổi tự do tư tưởng. . .” Trên trang web khác có đăng thông tin về DRBUm, chúng tôi đọc, “Giảng viên và sinh viên đều cố gắng thể hiện sự uyên bác và nhân cách, nghiên cứu nghiêm túc và thực hành bền vững. Tiến hành sự đòi hỏi trí tuệ, cùng đồng đội hợp lòng chung sức với việc trau dồi tâm linh để ‘lớp học’ được truyền cảm hứng từ đời sống Chiêm niệm (một biểu hiệu cao nhất của đời sống trí tuệ và tâm linh con người). . . DRBU tồn tại để thúc đẩy và hỗ trợ năng lực phổ quát của con người về thiện tâm và trí tuệ; bầu không khí chiêm niệm và các chương trình linh hoạt của nó mang đến cho mọi người cơ hội theo đuổi sự phát triển tâm linh và có phải đầu tư cho tâm hồn chính mình”.

University of the West (UWEST) mô tả hình thức giáo dục mà trường cung cấp theo cách tương tự. Trên trang web của trường Đại học Phật giáo này, chúng tôi đọc rằng trường đào tạo “một con người toàn diện trong ngữ cảnh được tạo thành bởi trí tuệ và giá trị đạo Phật”, bằng cách truyền đạt cho sinh viên các giá trị về “giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, nhận thức đạo đức và văn hóa cũng như trách nhiệm cá nhân và xã hội, thúc đẩy chiêm nghiệm và nuôi dưỡng tinh thần vì giáo dục lấy cảm hứng từ Phật giáo”, trong đó sinh viên được khuyến khích “tồn tại cùng với sự hiện diện cuộc sống, mục đích và trí tuệ”.

Soka University of America (SUA) trình bày các giá trị đạo Phật trong giáo dục đào tạo, trong bốn ngôi trường đại học Phật giáo tại Mỹ, SUA nổi bật hơn ba trường còn kia. Cách tiếp cận tinh tế hơn này, do nguồn gốc phổ thông của tổ chức Soka Gakkai Quốc tế (SGI) đã thành lập SUA này; những hành giả cư sĩ Phật tử tại gia thường ít chú trọng đến chuyên sâu kỷ luật cá nhân và thường xuyên trau dồi các phẩm chất đạo đức một cách nhất quán. Một lý do khác khiến họ ít phổ biến các mục tiêu giáo dục dựa trên Phật giáo, có thể ở quá khứ gặp phải những khó khăn mà SGI đã trải qua thử thách ở Nam California vào những thập niên 1970-1980. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác định một triết lý giáo dục tương tự triết lý được nhấn mạnh bởi các trường Đại học Phật giáo khác. Ví dụ: Tầm nhìn Sứ mệnh trực tuyến của SUA nói rằng ngôi trường Đại học này “được thành lập dựa trên các nguyên tắc hòa bình, nhân quyền của Phật giáo và sự thiêng liêng của cuộc sống”. Hơn nữa, trên trang web của SUA, chúng tôi đọc được rằng, SUA dạy tất cả sinh viên cách trở thành “triết gia công dân toàn cầu” và một “cuộc sống hữu ích”. Các phương châm giáo dục khác nói về vun bồi tình yêu thương nhân loại, mang lại hòa bình cho thế giới, tạo nên sự chung sống hòa bình giữa thiên nhiên và con người, kiến tạo môi trường nhân văn trong mọi xã hội.

Chuyển sang cụ thể các văn bằng học vị mà các trường Đại học Phật giáo cấp phát, Naropa University cấp bằng B.A. về Tâm lý học và chiêm nghiệm, Giáo dục Mầm non, Nghiên cứu Môi trường, Nghiên cứu liên ngành, nghệ thuật âm nhạc, Nghiên cứu Hòa bình, Nghiên cứu Tôn giáo, Nghệ thuật truyền thống phương Đông, Nghệ thuật thị giác, văn học dân gian và văn học viết, Mỹ thuật và Nghệ thuật biểu diễn. Naropa University cấp phát văn bằng Thạc sỹ về Trị liệu Nghệ thuật, Giáo dục Tư duy, Tư duy trong tâm lý trị liệu, Quản lý môi trường, Nghiên cứu tôn giáo, Tư vấn sinh lý và tâm lý học, Tâm lý học xuyên nhân cách và Thạc sỹ Thần học.

Viện Ðại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU) cấp phát văn bằng B.A. về Nghiên cứu và Thực hành Phật giáo, Dịch thuật và Nghiên cứu ngôn ngữ, Nghiên cứu Trung Hoa. Các văn bằng học vị Thạc sỹ do DRBU cấp phát về Nghiên cứu và Thực hành Phật giáo, Dịch thuật và Nghiên cứu ngôn ngữ và Giáo dục Phật giáo.

Soka University of America (SUA) cấp phát văn bằng học vị B.A. về Nghệ thuật Tự do tập trung vào Nghiên cứu Môi trường, Nhân văn, Nghiên cứu Quốc tế, Khoa học xã hội và Hành vi. SUA cũng có chương trình Chứng chỉ Giảng dạy Nhật ngữ như một ngoại ngữ, cho phép người nhận dạy Nhật ngữ ở các trường trung học và cao đẳng cộng đồng.

University of the West (UWEST) cấp phát văn bằng B.A. về Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Hệ thống Thông tin Máy tính, Tiếp thị Kinh doanh Quốc tế, Tâm lý học và Anh ngữ; văn bằng học vị Thạc sỹ về Hệ thống Thông tin Máy tính, Tài chính, Kinh doanh Quốc tế, Tâm lý học, Quản lý Tổ chức Phi lợi nhuận; văn bằng học vị Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (EMBA), Nghiên cứu Tôn giáo và Thạc sỹ Thần học.

Sư phạm Phật giáo (Buddhist pedagogy)

Điều gì giúp trải nghiệm giáo dục tại các trường Đại học Phật giáo trở nên độc đáo, không thể chỉ giải thích qua văn bằng học vị chuyên môn mà nhà trường cấp phát. Điều này khiến chúng trở nên khác biệt so với trải nghiệm tại hàng trăm ngôi trường cao đẳng và đại học khác nhau trên khắp Hoa Kỳ, là nền giáo dục trong các lĩnh vực chuyên môn và nghệ thuật tự do, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sư phạm của Phật giáo. Phương pháp sư phạm này đã được thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử, nơi nhiều môi trường văn hóa xã hội khác nhau và hiện đang được áp dụng trong nền văn hóa Mỹ quốc. Chủ đề giáo dục dựa trên Phật giáo, là vô cùng rộng lớn và ở đây chúng ta sẽ không thảo luận nó. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung vào các nguyên tắc sư phạm, lấy cảm hứng từ Phật giáo được áp dụng trong đời sống cá nhân và học tập của giảng viên, sinh viên, nhân viên và ban điều hành mà chúng tôi đã có cơ hội quan sát và điều tra trong quá trình nghiên cứu thực địa tại các cơ sở tự viện Phật giáo.

Tôn trọng sự sống (Respect for All life)

Nguyên tắc sư phạm Phật giáo đầu tiên quan trọng nhất là bảo vệ sự sống. Đạo Phật nhấn mạnh sự thực tập vun bồi tuệ giác Tương tức và từ bi tâm, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Theo đó, một học sinh không bao giờ có thể trở thành một giáo viên, kỹ sư, kế toán, bác sĩ, nhà báo giỏi, v.v. trừ khi cô ấy hoặc cậu ấy đã hiểu và bắt đầu thường xuyên thực hành “không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống thường nhật” và trong cách hành xử với “từ bi tâm”của họ đối với tất cả chúng sinh.

Trong mọi hình thức hoạt động cuộc sống với cách tiếp cận này, được thể hiện rõ nét khi tìm thấy trong các trường Đại học Phật giáo. Ngay khi một người đặt chân cất bước trên hành trình học vị, người ta có cảm giác như đang bước vào một môi trường khác với hầu hết các ngôi trường cao đẳng và đại học. Môi trường cung quanh những những chỉ xanh sạch đẹp, và được tổ chức hài hòa bởi người ta còn thấy mình được bao quanh bởi sự im lặng và bình yên lạ thường. Thực sự người ta có thể nghe nhìn thiên thiên, chẳng hạn như nghe tiếng chim hót như vang ca thảnh thót, tiếng thác, tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá rơi xào xạc cùng hòa âm như bản nhạc thiên nhiên đầy thiền vị, mang đến những hiệu ứng tích cực cho tâm trạng của mỗi cá nhân. Âm thanh hoạt động của con người phát ra an nhiên thanh bình, thực hiện với nhận thức về sự hiện diện của người khác. Trong phòng ăn và phòng khách, không có âm thanh ồn ào của tivi. Không có tiếng ồn gây khó chịu từ máy thổi lá, máy hút bụi. Chúng ta cũng sẽ không nghe thấy mọi người lớn tiếng lên giọng giận dữ trên điện thoại di động của họ. Trong khuôn viên Đại học Phật giáo với môi trường giao tiếp nhã nhặn, lịch sự và ngay lập tức họ đáp ứng nhu cầu của người lạ. Sinh viên hoặc giảng viên sẽ ngay lập tức thay đổi hướng trong linh hoạt để hướng dẫn và thuyết minh cho du khách đến các nơi trong khuôn viên Đại học Phật giáo theo nhu cầu.

Tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống được thể hiện rõ ràng và áp dụng thực tiễn tại các trường Đại học Phật giáo, cũng như trong việc hỗ trợ tích cực cho đời sống động vật và các kế hoạch tái chế, tái sử dụng cũng được thực thi và phổ biến rộng rãi. Việc ăn chay được thực hiện nghiêm túc trong khuôn viên Dharma Realm Buddhist University (DRBU). Trước đây University of the West chỉ phục vụ bữa ăn chay, nhưng hiện cung cấp thực phẩm động vật dành riêng cho những người không ăn chay được. Đại học Naropa Mỹ và Soka University of America cho phép ăn thịt động vật (phù hợp với các thực hành truyền thống của Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và Phật giáo Nichiren Nhật Bản), nhưng vẫn giáo dục sinh viên về sự lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe của nhân loại, môi trường và sự tiến bộ của tâm linh. Hai ngôi Đại học Phật giáo Naropa và Soka, luôn sẵn sàng các lựa chọn ăn chay. Hiện tại việc thực hành ăn uống có chính niệm mới bắt đầu thấm nhuần tinh thần và ý thứv về sức khỏe của người Mỹ. Tại các ngôi trường Đại học Phật giáo đã trở thành chuẩn mực.

Một số biểu hiện thiết thực trong việc bảo vệ môi trường tại các ngôi trường Đại học Phật giáo, là những bước đơn giản như tặng mỗi sinh viên một chiếc xe đạp và vé xe buýt miễn phí. Các tiếp cận này giúp giảm thiểu chỗ đổ xe trong khuôn viên nhà trường, từ đó mang lại môi trường sạch xanh tươi đẹp hơn. Tại tất cả các cơ sở tự viện Phật giáo, tất cả các loại rác thải như nhựa, thủy tinh, nhôm, đồng, thau, giấy, thức ăn thừa và rác thải xanh đều được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt và tái chế, tái sử dụng.

Sinh viên cũng được giáo dục về việc tái sử dụng tài năng thiên bẩm và thời gian của mỗi cá nhân. Ví dụ tốt nhất về điều này được tìm thấy ở Đại học Phật giáo Naropa. Gần nhà ăn có một bảng thông báo lớn, nơi sinh viên dán thông báo như sau: “Em xin đổi món quà hái nấm ăn được biết giữ phòng vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp (đáng giá 50 điểm nghiệp lực)” hoặc “Tôi trao đổi các bài học tiếng Pháp (mỗi bài đáng giá 20 điểm nghiệp lực) để được trợ giúp môn Sinh vật học.” Vào mùa thu năm 2010 (trong chuyến thăm trường của chúng tôi), đã có 50 thông báo kiểu này. Các sinh viên Đại học Phật giáo Naropa, những người được các vị giáo sư khuyến khích tránh lãng phí dưới bất kỳ hình thức nào, cũng đã thiết kế một kho lưu trữ (mở cửa cho công chúng) để họ mang những thứ vật dụng họ không còn sử dụng nữa. Họ mang đèn bàn học, chăn, chảo rán, nĩa, thìa, v.v. và đặt chúng trên kệ bên trong tủ đựng đồ, và sau đó là sinh viên, giảng viên, nhân viên, hình chính, v.v., có thể đến và mang chúng đi miễn phí. Khi không cần dùng đến chúng nữa, họ mang chúng trở lại nơi lưu trữ và chu trình vẫn tiếp tục như thế.

Động cơ thúc đẩy thiện nghiệp để tiếp nhận giáo dục (Right motivation for receiving education)

Một nguyên tắc quan trọng khác của phương pháp sư phạm Phật giáo, là động cơ thúc đẩy thiện nghiệp để tiếp nhận giáo dục. Bắt đầu từ việc quản lý và giảng viên khẳng định rằng việc nghiên cứu học tập là một trải nghiệm cá nhân và mọi người học một cách khác nhau. Trước và sau khi nhập học, sinh viên gặp cố vấn của mình, những người giúp họ khám phá những năng khiếu bẩm sinh cũng như mục đích và ý nghĩa tinh thần của cuộc đời họ. Sinh viên được dạy rằng, động cơ thúc đẩy thiện nghiệp để thành công trong học tập và thiện nghiệp phải xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm của bản thân các em sinh viên. Bằng cách tuân theo nguyên tắc này, sinh viên tại các ngôi trường Đại học Phật giáo không dùng “sức mạnh tiền tài vật chất” để làm thước đo sự thành công của họ cũng như địa vị mà họ có được sau khi tốt nghiệp; đúng hơn, họ coi những năm học đại học là sự khởi đầu của một quá trình suốt cuộc đời để hoàn thiện bản thân và nắm vững những đức tính và kỹ năng mà nhờ đó họ có thể giúp ích cho hành tinh và mọi sinh vật. Sự bình tâm là điều cốt yếu để phát triển động cơ thúc đẩy nghiên cứu học tập nghiêm túc; điều này đã được chứng minh rõ ràng bởi Đại học Soka của Mỹ. Trong khuôn viên nhà trường, để chọn lựa thuộc về xã hội, chúng tôi không tìm thấy chỗ đỗ xe; không có tòa nhà hành chính nào để người ra quyết định làm chỗ nương những người ra quyết định phần còn lại của trường đại học; hơn nữa, tất cả các văn phòng, từ trưởng khoa cho đến người bảo vệ gác cổng, đều có cùng kích cỡ.

Ở bất kỳ trường Đại học Phật giáo nào đều không được khuyến khích bởi sự tranh giành; thay vì tranh giành chuyển hành hợp tác. Một khía cạnh khác biệt của phương pháp sư phạm không tranh giành này là bản thân điểm số, không quan trọng bằng cam kết nội bộ về việc nghiên cứu học tập, và trở thành một người hoàn hảo hơn. Giảng viên và ban goám hiệu thể hiện sự tôn trọng bình đẳng đối với những người khả năng học nhanh và những người học tiếp thu chậm, đối với sinh viên dễ đạt điểm cao và một sinh viên vượt trội một số bài kiểm tra nhưng sẵn sàng tiến bộ.

Chính niệm đồng hành với mọi thủ tục diễn ra trong giáo dục Phật giáo. Điều này được minh họa trong quyết định áp dụng phương pháp Heuristic (các kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm để giải quyết vấn đề, học hỏi hay khám phá nhằm đưa ra một giải pháp mà không được đảm bảo là tối ưu) để đo lường sự tiến bộ của sinh viên. Đôi khi, sinh viên nhận được những lá thư chi tiết từ giáo sư (mô tả sự tiến bộ của họ và đưa ra khuyến nghị để cải thiện hơn nữa) như một dấu hiệu cho thấy họ đã đạt đủ điểm; đôi khi, những sinh viên xuất sắc trong việc làm bài kiểm tra được phân công làm việc với những sinh viên gặp phải khó khăn trong việc chuẩn bị cho các bài kiểm tra đó, và học cùng nhau làm việc trong suốt học kỳ cho đến khi giảng viên cố vấn học tập và sinh viên thực tập đạt được kết quả khả quan; đôi khi, sinh viên tiến hành bài kiểm tra riêng bản thân và các vị giáo sư kết hợp điểm của sinh viên vào điểm cuối cùng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp tiếp cận kinh nghiệm này phải cho chứng kiến sự cải thiện đáng kể về thành tích của sinh viên phải nhờ vào phương pháp suy nghiệm này, khi sinh viên nghiên cứu học tập trong một môi trường tự do thoải mái và quan tâm sâu sắc đến quá trình cũng như kết quả học tập của họ.

Phần lớn được gọi là động cơ học tập đúng đắn là niệm rải từ bi tâm đến tất cả chúng sinh, trong đó bao gồm toàn thể nhân loại. Một nữ sinh viên cho biết động cơ này “dẫn đến việc phát triển kỷ luật tốt và thói quen làm việc bền vững”. Cô nói thêm rằng “những tấm gương của các vị nữ tu Phật giáo rất hữu ích về phương diện này”. Các vị tu sĩ Phật giáo đều hiện diện tại hai ngôi trường Đại học Phật giáo DRBU và UWest, nơi họ đóng vai trò là những hình mẫu trong việc thúc đẩy sinh viên phát triển để thành công “phương thức đúng đắn” (the right way). Một sinh viên từ Đại học Phật giáo Uwest đã tóm tắt điều này rằng: “Chúng tôi quan sát cách nữ tu sĩ Phật giáo cống hiến cuộc đời mình để phục vụ chúng sinh khác và chúng tôi chẳng thể không bắt đầu đặt câu hỏi về cam kết và sự cống hiến của chính bản thân. Đây không nhất thiết là quan điểm tôn giáo mà chúng tôi đang hỏi, mà chỉ đơn giản là câu hỏi về ý nghĩa của tất cả, chẳng hạn như vào đại học, nhận bằng cấp, v.v.”.

Học thay cho hiện tại chứ không phải vì tương lai xa (Learning for the present, Not for some distant future)

“Học thay cho hiện tại” có nghĩa là ranh giới giữa trên lớp học tập và học tập thực tế ngoài đời là không tồn tại. Sinh viên mong đợi sẽ được học hỏi từ mọi điều xảy ra trong cuộc sống của họ, không chỉ từ những gì họ học được từ học đường. Và ngược lại, sinh viên được kỳ vọng sẽ áp dụng thực tiễn vào cuộc sống thường nhật bởi những kiến thức họ có được thông qua quá trình học tập chính quy.

Khi sinh viên bước vào học đường, họ được tu tập thiền định và tư duy về trạng thái tâm trí cũng như mục đích tiếp nhận giáo dục. Các vị giáo sư thường hỏi họ cách áp dụng kiến thức thu được qua quá trình học tập. Môn học có thể là kinh doanh, kỹ thuật máy tính hoặc ngành văn chương Anh. Câu hỏi dẫn đến việc nhận ra rằng điều quan trọng nhất trong việc học là biết cách áp dụng thực tiễn kiến thức vào đời sống thực tế. Một sinh viên kể với giáo sư rằng, cậu ta đã gọi cho bạn mình ở một trường đại học khác và chia sẻ với anh ấy một chương trình cụ thể mà anh ấy đã học được cách đây hai ngày qua. Người bạn này rất ngạc nhiên và đánh giá cao cuộc gọi và đã gọi lại để chia sẻ điều gì đó mới mẻ mà anh ấy đã học được. Một sinh viên khác chia sẻ rằng, cậu đã đến một cơ sở kinh doanh gần đó và đề nghị được giúp đỡ về công việc kế toán. Lời đề nghị đã được chấp nhận với lòng biết ơn và công việc kế toán thực sự bắt đầu với lời hứa trở tnhà đối tác kinh doanh. Một sinh viên khác đã dành một buổi chiều tại một nhà hàng chay địa phương, nơi anh ta đưa ra đánh giá miễn phí về việc quản lý tài nguyên. Dựa trên những gì học được trong chương trình của mình, anh ấy đã đưa ra được những lời khuyên hữu ích và được mời đi ăn miễn phí cả tuần!

Tính liên tục của trải nghiệm giáo dục phải kiên trì từ thời điểm này sang thời điểm khác. Luôn luôn có cái gì đó mới mẻ để học hỏi. Đây là lời khuyên của giảng viên dành cho sinh viên và những người quản lý chia sẻ không gian sống với sinh viên. Ngay cả khi dùng bữa trong phòng ăn, họ cũng đang học biết ý nghĩa của nhân cách làm người. Một nữ tu giáo phẩm cấp cao gặp khó khăn khi xếp hàng bữa ăn trưa. Đây là lời kêu gọi lòng trắc ẩn. Có người cung kính thưa với vị Ni trưởng ấy muốn ăn món gì và sau đó sẽ được phục vụ theo yêu cầu. Sinh viên vừa học được bài học rằng, khi thương xót bởi những nỗi khổ niềm đau của tha nhân, tức khắc dùng phương cách phù hợp để xoa dịu nỗi đau của họ bằng hành động từ bi. Khi sinh viên tự chọn thức ăn cho bữa trưa, họ học cách nhận thức về nhu cầu sinh lý của bản thân vì rất nhiều người xung quanh đã quan tâm đến những gì họ ăn và lượng họ cần, điều này đã thể hiện qua hành vi của họ. Luôn có điều gì đó mới mẻ để xem và học hỏi! Thức ăn và đồ uống hầu như không bao giờ bị lãng phí trong bối cảnh cá nhân nhận thức được nhu cầu của bản thân.

Các trường Đại học Phật giáo ở Mỹ này, sinh viên có cơ hội tham gia tích cực vào việc trồng trọt, chuẩn bị và phục vụ thức ăn cho riêng bản thân, điều này tạo ra một mối luên hệ quan trọng khác giữa sinh viên và thực hành trong thời điểm hiện tại, thay vì trong tương lai xa.

Tại trường Đại học Phật giáo DRBU, sinh viên trồng rau và trái cây để cải thiện những bữa ăn hoặc mang về nhà để chia sẻ với người khác. Ở đây, sinh viên làm việc trong các vườn cây ăn quả và vườn rộng lớn đến mức cung cấp gần nửa tổng sản phẩm cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hàng năm của ngôi trường Đại học Phật giáo này. Sinh viên Đại học Phật giáo Naropa sử dụng một nhà kính cách nhà ăn vài bước chân và nếu cần thêm thực phẩm tươi sống, họ có thể sử dụng không gian nông nghiệp tại Đại học Colorado gần đó.

Sinh viên tiếp tục nghiên cứu học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn, đạo đức sau khi kết thúc giờ học. Họ tiếp tục khởi niệm từ bi tâm và tôn trọng sự sống của mọi sinh vật, vì trong ký túc xá, họ không hút thuốc, không lạm dụng rượu bia và không làm ồn ào gây phiền người khác.

Tại University of the West và DRBU, các vị tu sĩ cư Phật giáo cư trú gần khu vực sinh viên, và điều này mang lại sự an bình và chính niệm cao hơn trong khắp các hành lang. Những vi phạm pháp luật không xảy ra trong khuôn viên các trường Đại học Phật giáo như các khuôn viên của rất nhiều trường Đại học tại Mỹ. Tất cả các thành viên trong cộng đồng đều chú ý đến cách hành vi ứng xử và tương tác giữa mọi người. Người lao động có thể đi theo một sinh viên đến lớp hịc để nói với cô ấy rằng, cô ấy đã bỏ quên đồ đạc trong phòng tắm và sinh viên đó thường quay lại để giải quyết tình hình. Mọi người đều cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. Hành vi ứng xử này hình thành và tiếp tục khi sinh viên rời khỏi nhà trường.

Việc học không kết thúc khi sinh viên rời khỏi nhà trường và hòa nhập với những tha nhân. Các sinh viên Đại học Phật giáo Naropa đã quyết định chia sẻ các vật liệu ủ phân hữu cơ từ khuôn viên trường của họ với nông dân địa phương. Đến lượt những người nông dân quyết định chia sẻ lê, táo và các loại trái cây của họ, tất cả đều phải được sinh viên gặt hái từ trên cây trong khu đất. Sinh viên tình nguyện viên Uwest tại Kỷ niệm quán Phật Quang Sơn (佛光山佛陀紀念館) liên kết với Phật Quang Sơn Tây Lai Tự (佛光山西來寺, Fo Guang Shan Hsi Lai Temple). Tìm cách giúp đỡ những gia đình mất người thân, họ cũng tìm hiểu được tâm lý và hành vi của con người trong thời gian thực; Trong khi sinh viên Đại học Phật giáo Soka rèn luyện kỹ năng toán và ngôn ngữ học bên ngoài lớp học, bằng cách giáo dục các thành viên của cộng đồng thiểu số và sinh viên Đại học Phật giáo Uwest dạy người dân địa phương cách khai thuế. Các sinh viên ba trường Đại học Phật giáo UWest, Soka và DRBU chuyên ngành ngôn ngữ Anh, thường hợp tác với các trường mầm non mẫu giáo, tiểu học địa phương và tình nguyện viên làm gia sư cho những trẻ em có gia đình không biết đọc và nói tiếng Anh.

Khi toàn bộ hệ thống giáo dục được tổ chức theo cách mà mọi thông tin được học đều nhằm mục đích giúp đỡ người khác, thì quá trình nghiên cứu học tập sẽ mang một ý nghĩa khác. Khi sinh viên thấy được cách họ có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống mọi người, sự nhiệt tình học tập của họ sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Kết luận (Conclusion)

Bài viết này nhằm khởi đầu một cuộc thảo luận công khai về phương pháp sư phạm của các trường Đại học Phật giáo ở Hoa Kỳ. Trong cuốn sách của tôi sắp xuất bản. Các trường Đại học lấy cảm hứng từ Phật giáo ở Hoa Kỳ, tôi nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan đến chủ đề này, chẳng hạn như kết quả phương pháp so sánh trong phân tích dữ liệu, so sánh giữa các trường Đại học Phật giáo và các tổ chức giáo dục Đại học khác đều dựa trên đạo đức (với các trường Đại học Do Thái, Quaker và Hồi giáo được sử dụng làm ví dụ), cụ thể là mối nguy hiểm tiềm tàng khi liên kết tất cả giáo dục đạo đức với các thực hành tôn giáo. Với nền giáo dục Đại học Hoa Kỳ đang khủng hoảng, nhiều khía cạnh của nền giáo dục dựa trên Phật giáo ở Mỹ khiến nó thành công cần phải được nghiên cứu và hiểu rõ, để có thể ứng dụng vào các trường cao đẳng và đại học khác ở Siêu cường quốc Hoa Kỳ. Bởi các trường Đại học Phật giáo nói chung thường công chúng ít biết đến, vì thế nên tôi đã cung cấp thông tin về lịch sử, chương

giáo dục được đào tạo tại các trường đại học Phật giáo của họ. Đạo Phật có truyền thống lịch sử thành công trong giáo dục đại học, đã xây dựng các trường đại học Phật giáo đã lan rộng ở khắp mọi nơi. Các trường Đại học Phật giáo cung cấp một mô hình giáo dục đại học thành công ở nhiều cấp độ khác nhau và mang lại thành quả khả quan cho cả người cung cấp và người thụ nhận giáo dục đại học.

Giáo dục dựa trên động cơ thiện nghiệp và đạo đức không những chỉ có ở Phật giáo. Do giới hạn về không gian, nên chưa phổ biến các tài liệu nghiên cứu từ các trường Đại học Do Thái, Quaker và Hồi giáo của Mỹ vào, nhưng từ phân tích sơ bộ về tổ chức lưu trữ dữ liệu được thu thập tại các trường đại học này, chúng tôi biết rằng sinh viên, giảng viên và các cơ quan quản lý họ cũng báo cáo mức độ hài lòng với trải nghiệm học tập và giảng dạy cao hơn mức bình quân chung của toàn quốc. Vì thế, dường như vấn đề chính của hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở Hoa Kỳ là ở sự thiếu nhận thức về hiệu quả của việc tích hợp nghiên cứu học tập dựa trên giá trị thực hành đạo đức cơ bản của nhân cách con người vào cấu trúc của phương pháp sư phạm phổ thông ở giáo dục đại học. Bằng cách tập trung vào việc tuyên dương diệu pháp Như Lai, truyền bá chính pháp Phật đà ở Bắc Mỹ, và hệ quả tất yếu là cơ sở hạ tầng giáo dục thay thế theo sau nó, chúng ta có thể thấy, một cách rõ ràng hơn, một trong những thách thức xã hội lớn nhất của chúng ta ngày nay, và các phương pháp hiệu quả để giải quyết nó.

Chú thích (Endnotes)

a. Được biết trường đại học lâu đời nhất ở châu Á, và có thể trên thế giới được thành lập bởi các vị Thánh tăng học giả Phật giáo. Trích dẫn bởi Tiến sĩ Johan Elverskog, Giáo sư Trưởng khoa Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Southern Methodist Mỹ “Nalanda là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn sinh viên và hai ngàn giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên. Giống như các trường đại học hàng đầu ngày nay, Nalanda có một đội ngũ giảng viên nổi tiếng thế giới, làm việc về lĩnh vực khoa học lý thuyết tiên tiến, và một hàng vạn sinh viên đến từ khắp thế giới Phật giáo.” Xem đạo Phật và Hồi giáo trên Con đường Tơ lụa (Philadelphia: Nhà xuất bản Đại học Pennsylvania, 2010):

b. Tiểu sử của những thành viên sáng lập các trường Đại học Phật giáo, được trình bày chi tiết trong phần sau của bài viết này.

c. Trường đại học Phật giáo này từng được nhà nước công nhận, nhưng đã mất chúng do những yêu cầu khắt khe hơn, được áp dụng vào những thập niên 1990. Hiện nó đang cấp phát văn bằng thông qua liên kết với Viện Tôn giáo Thế giới (the Institute for World Religions).

d. Một lịch sử ngắn gon của Soka Gakkai International sẽ được thảo luận cùng với tiểu sử của Daisaku Ikeda (sinh năm 1928) là một nhà triết học Phật giáo, nhà xây dựng hòa bình và là tác giả của nhiều sách báo. Ông là chủ tịch của Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI), nơi quy tụ khoảng 12 triệu thành viên cư sĩ Phật giáo trên khắp thế giới, và là người sáng lập Viện Toda vì hòa bình toàn cầu. Từ năm 1983, Ikeda bắt đầu ấn hành bản kiến nghị hòa bình thường niên vào ngày 26 tháng 1, kỷ niệm ngày thành lập của Hiệp hội SGI vào năm 1975.

e. Maitripa College là trường đại học Phật giáo Tây Tạng đầu tiên ở phía tây bắc Thái Bình Dương, và là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về môi trường Đức Đạt Lai Lạt Ma tháng 5 năm 2013. Trường Cao đẳng Maitripa là thành viên trực thuộc Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Phật giáo Đại thừa (FPMT), Maitripa dựa trên niềm tin rằng tư tưởng Phật giáo và thực hành có đóng góp quan trọng để làm cho xã hội và văn hóa Mỹ. Được dẫn dắt bởi Lharampa Geshe (Hậu Tiến Sĩ Phật Giáo Tây Tạng) Yangsi Rinpoche, người thành lập trường Cao đẳng Maitripa vào năm 2005 tại Portland, Oregon, tiểu bang Hoa Kỳ, mô hình giáo dục Maitripa là dựa trên ba trụ cột “sự học rộng, thiền định và phụng sự” cung cấp sự kinh nghiệm tư duy giáo dục và cải cách. Lharampa Geshe (Hậu Tiến Sĩ Phật Giáo Tây Tạng) Yangsi Rinpoche và Lạt Ma Zopa Rinpoche là những người sáng lập ngôi trường Cao đẳng Maitripa và FPMT. Trong những năm vừa qua, văn bằng học vị nổi bật nhất của trường Cao đẳng Maitripa là Thạc sĩ Nghiên cứu Phật học và Thạc sĩ Thần học.

f. Đại học Yeshiva (YU) tọa lạc tại New York là trường đại học tư thục, được thành lập vào năm 1886; ngày nay, YU kết hợp với nền giáo dục hàn lâm đương đại với những lời khuyên dại trong Kinh Torah (Ngũ Thư). Năm 2007, Đại học Do Thái giáo và Viện Brandeis-Bardin sáp nhập, tạo nên Đại học Do Thái của Mỹ. Tọa lạc tại Los Angeles, California. Hiện nay, YU cấp phát các văn bằng học vị chuyên ngành Đạo đức sinh học, Tâm lý học, Tự do nghiên cứu, Kinh doanh, Truyền thông, Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Do Thái. Đại học Hồi giáo Mỹ (IAU) tọa lạc tại Southfield, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ, cung cấp các giáo lý tâm linh của Hồi giáo cùng với việc cấp phát văn bằng học vị Nghệ thuật Tự do và một số lĩnh vực chuyên môn.

g. Theo một cuộc thăm dò do tờ báo Time Magazine Tập đoàn Carnegie thực hiện, 89% người Mỹ trưởng thành cho rằng giáo dục đại học đang gặp khủng hoảng; 54% cho rằng họ đang đi lệch hướng. Theo cuộc thăm dò tương tự, 96% nhà quản lý giáo dục đại học cấp cao bày tỏ quan điểm rằng, ngành giáo dục của họ đang gặp khủng hoảng, trong khi 40% trong số họ cho rằng cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng. Xem http://www.livingstondaily.com (truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013). Xem thêm Gene A. Budwig (2013) “Cuộc khủng hoảng đã đánh sập đại học của Mỹ” (Beating America’s College Crisis) trên diễn đàn công công trực tuyến, “Các trường đại học trong cơn khủng hoảng” (Colleges in Crisis) tại http://harvardmagazine.com.

h. “Tulku” có nghĩa là một vị tái sinh, Hóa thân của một vị Phật, Bồ Tát, hay một vị hành già cao cấp (những người đã đạt được sự tự tại) tái sinh trở lại vì lợi lạc của chúng sinh. Về việc Chogyam Trungpa Rinpoche (1939-1987) nhớ lại những tiền kiếp của Ngài, xem Fabrice Midal, Chogyam Trungpa: His Life and Vision (Boston và London: Shambala, 2012): 32–34. Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche, người sáng lập Đại học Naropa Mỹ (Naropa University)

Chogyam Trungpa Rinpoche, cách tiếp cận không chính thống của Ngài đối với giáo dục Phật giáo, và việc từ bỏ địa vị tu sĩ của Ngài được thể hiện trong cuốn Tự truyện Sinh ra ở Tây Tạng và các tác phẩm khác của Ngài. Chúng tôi giới thiệu một cách cụ thể: “Hoàn toàn đoạn dứt sự quá thiên lệch về vật chất lẫn tinh thần” (Cutting through Spiritual Materialism), “Thần thoại về Tự do” (The Myth of Freedom), “Có thể bạn nhàm chán với chiếc ghế ấy của bạn” (You Might Be Tired of the Seat that You Deserve). Cuộc đời của ngài Trungpa Rinpoche được mô tả trong nhiều ấn phẩm, bao gồm Fabrice Midal, Chogyam Trungpa: His Life and Vision (Boston: Shambhala Publications, 2004) và Jeremy Hayward, Warrior-King of Shambhala: Remembering Chogyam Trungpa (Boston: Wisdom Publications, 2008).

j. Xem phần giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma về ed.) Fabrice Midal, Recalling Chogyam Trungpa (Boston: Shambhala Publications, 2005): IX-X.

k. Các văn bằng học vị cụ thể do mỗi trường Đại học Phật giáo cấp phát được phân tích trong phần sau của bài viết này.

l. Những hồi ức về lịch sử của trường đại học Phật giáo này được tìm thấy trong When I was Cool: My Life at the Jack Kerouac School của Sam Kashner. (New York: Harper Collins, 2004).

Vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị đầu tiên hoạt động tích cực trong suốt cuộc đời của Trungpa Rinpoche là bà Barbara Dilley.

n. Tiểu sử đầy đủ nhất của Thiền sư Tuyên Hóa được tìm thấy trong bộ sưu tập gồm hai cuốn, gồm nhiều dữ liệu tiểu sử, tài liệu ảnh, các bài giảng và bài phát biểu của Ngài, được các đệ tử của Ngài tập hợp lại không lâu sau khi Ngài viên tịch. Xem tưởng niệm Thiền sư Tuyên Hóa. Burlingame, CA: Hiệp hội Phiên dịch Văn bản Phật giáo và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU), 1995–1996.

o. Ban đầu nơi này được gọi là Giảng đường Phật học; ngày nay nó có tên gọi là Tổng hội Phật giáo Pháp giới.

p. Bản chất chính xác của những vấn đề mà Thiền sư Tuyên Hóa gặp phải với các đệ tử người Mỹ gốc Âu của Ngài, gần như không thể điều tra được bởi những câu trả lời mà chúng tôi nhận được từ những đệ tử của Ngài đang còn tại thế đều ẩn dật. Theo Ronald Epstein, một đệ tử đã sống ẩn dật vì “hành vi bất kính đối với giáo pháp” của đệ tử. Xem cuốn Tưởng niệm Thiền sư Tuyên Hóa (Burlingame, CA: Buddhist Text Translation Society, 1995): 59–68, để có bản tường thuật tiểu sử đầy đủ hơn.

q. Tùng địa dũng xuất: Diệu Giác Sơn. Kỷ niệm 40 năm Thiền sư Tuyên Hóa hoằng dương Phật pháp tại phương Tây (Burlingame, CA: Buddhist Text Translation Society, 2001): 76.

Phát hiện nó ở Burlingame, CA, Hoa Kỳ.

Về sự cống hiến của ông cho nền giáo dục dựa trên Phật pháp, xem xem Dilma de Melo Silva, “Makiguchi Project in Action – Enhancing Education for Peace,” Journal of Oriental Studies 10 Special Issue (2000): 62–93; Namrata Sharma, Value Creators in Education (New Delhi: Regency Publications, 1999), and Dayle Bethel, Education for Creative Living: Ideas and Proposals of Tsunesaburo Makiguchi (Iowa: Iowa State University Press, 1989).

Xem Donald Mitchell, Buddhism (Oxford: Oxford University Press, 2008): 303.

u. Xem Daniel A Metraux, “The Soka Gakkai: Buddhism and the Creation of a Harmonious and Peaceful Society,” In (eds.) Christopher Queen and Sallie King, Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia (New York: SUNY Press, 1996) for a positive evaluation of Nichiren’s teachings, and Adam Gamble and Takesato Watanabe, A Public Betrayed: An Inside Look at Japanese Media Atrocities and Their Warnings to the West (Washington, DC: Regnery Publishing, 2004) vì đã chỉ trích một số khía cạnh tiêu cực của họ.

v. Để biết thêm chi tiết, xem Richard Walker, “Kỷ niệm 10 năm Thành lập Đại học Soka của Mỹ,” SGI Quarterly (tháng 4 năm 2013): 1–3; và John Pulley, “Soka U. Tries to Invent College,” The Chronicle of Higher Education (tháng 1 năm 2001): 19.

Tiểu sử rất chi tiết về Đại sư Tinh Vân là Fu Zhiying, Bright Star, Luminous Cloud: The Life of a Simple Monk (Hacienda Heights: Buddha’s Light Publishing, 2008). Để có cách tiếp cận quan trọng hơn đối với Phật Quang Sơn, xem Stuart Chandler’s Establishing a Pure Land on Earth (Honolulu: University of Hawaii Press, 2004).

x. Irene Lin kể chi tiết về câu chuyện về sự cố chấp về văn hóa diễn ra trong quá trình xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo này Journey to the Far West,” in (ed.) Tanya Storch, Religions and Missionaries in the Pacific (Aldershot, UK: Ashgate Publishing Ltd., 2006): 383-408.

y. Trang web của trường đại học.

z. Ví dụ, James William Coleman đã mô tả tình hình với cách nói: “Soka Gakkai has been known to pursue an aggressive policy in proselytization known by the descriptive Japanese name, shakubuku, which translates as ‘break and subdue’.” Xem thêm “The New Buddhism: Some Empirical Findings,” in (eds.) Duncan Ryukan Williams và Christopher Queen, merican Buddhism: Methods and Findings in Recent Scholarship (Richmond: Curzon Press, 1999): 91-99.

Đáp trả sự bực bội trước dư luận của công chúng, tổ chức này đã thay đổi phong cách thuyết giảng vào cuối những thập niên 1990, và kết quả là, chấp nhận tách khỏi giáo sĩ Nichiren. Như Robert Kisala đã giải thích, “họ đã thoát khỏi sự kiểm soát của các tu sĩ và tính độc quyền lỗi thời”. Quyết định này dẫn đến việc mất đi các đặc quyền tôn giáo, chẳng hạn như lời chúc phúc cát tường của các vị tu sĩ Phật giáo trong quan hôn tang tế: 4 nghi lễ quan trọng nhất thế nhân. Xem “Soka Gakkai: Searching for the Mainstream,” in (eds.) James Lewis and Jesper Petersen, Controversial New Religions (Oxford: Oxford University Press, 2004): 149-150.

aa. Các nghiên cứu mới được công bố trực tuyến về lợi ích tâm lý và y tế của việc ăn uống có chính niệm là rất lớn. Đây chỉ là một vài ví dụ: “New on the Menu: Mindful Eating,” Newser (February 8, 2012); Jeff Gordiner, “Mindful Eating as Food for Thought,” The New York Times (February 7, 2012); and Phra Paisal Visalo, “The Art of Eating the Buddhist Way,” Visalo (March 10, 2013).

Ab. Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với cách đơn giản này để tiết kiệm vật chất và nhân lực bởi vì, nơi chúng tôi phục vụ trong khuôn viên trường Đại học Phật giáo, mỗi niên học mới đều xuất hiện hàng đống rác từng là đồ đạc của sinh viên và các tài sản có thể tái sử dụng.

Ac. John Pulley (op. cit.).

Ad. Một trải nghiệm thú vị về phương diện này đang diễn ra tại Đại học Phật giáo Naropa. Đọc “Warrior Exam” ở Dale Asrael, “Love of Wisdom Puts You on the Spot: The Warrior Exam,” in (eds.) Judith Simmer-Brown and Fran Grace, Meditation and the Classroom (Albany: State University of New York Press, 2011): 187-194.

Ae. Phần giới thiệu có giá trị về phương pháp này cho đông đảo khán thính giả học thuật là trong bài viết của Vaishali Mamgain, “Ethical Consciousness in the Classroom: How Buddhist Practices Can Develop Empathy and Compassion,” Journal of Transformative Education 1 (2010): 22-41. Bây giờ chúng ta có bằng chứng cho thấy thiền quán từ bi có thể được thực hành, nhằm mang lại sự ổn định tâm lý tại nơi làm việc cao hơn. Xem kết quả của một nghiên cứu được công bố bởi Stefan Hofmann và cộng sự, “Loving-Kindness and Compassion Meditation: Potential for Psychological Interventions,” Clinical Psychology Review 7 (2011): 1126-1132.

Af. Judith Simmer-Brown thảo luận về tiềm năng sư phạm đáng kể của việc tu tập thiền Phật giáo trong học đường: “The Question is the Answer: Naropa University’s Contemplative Pedagogy, Religion and Education (Summer 2009); see also a collection of papers in (ed.) Simmer-Brown và Fran Grace, “Meditation and the Classroom”. (Albany: SUNY Press, 2011). Tác dụng của việc tu tập thiền Phật giáo đối với các học đường đang ngày càng được công nhận rộng rãi, ngay cả bên ngoài nền giáo dục dựa trên Phật giáo. Một báo cáo gần đây được thực hiện cho cộng đồng doanh nghiệp của tác giả Jeff Stone, “World’s Happiest Man, Matthew Ricard, Credits Meditation for Learning and Memory Abilities,” International Business Times (October 2012): 29.
agMột câu chuyện có thật: một sinh viên từ Trường University of the West (UWest) nhặt rác trên đường phố ở L.A., và một người lạ từ bên kia đường đến gặp anh để cám ơn.

Tham khảo
(References)

Bethel D: Education for Creative Living: Ideas and Proposals of Tsunesaburo Makiguchi. Iowa: Iowa State University Press; 1989.

Buddhist Translation Society: Out of the Ground It Emerges: Celebrating 40 Years of Dharma in the West as Transmitted by the Venerable Master Hsuan Hua. Burlingame CA: Buddhist Text Translation Society; 2001.

Budwig G: Beating America’s College Crisis. 2013. http://harvardmagazine.com

Chandler S: Establishing a Pure Land on Earth. Honolulu: University of Hawaii Press; 2004.

James William C: The New Buddhism: Some Empirical Findings. In American Buddhism: Methods and Findings in Recent Scholarship. Edited by: Duncan W, Christopher Q. Richmond: Curzon Press; 1999.

Dalai L: A Message From His Holiness the Fourteenth Dalai Lama. In Recalling Chogyam Trungpa. Edited by: Fabrice M. Boston: Shambhala Publications; 2005.

Elverskog J: Buddhism and Islam on the Silk Road. Philadelphia: University of Pennsylvania Press; 2010.

Book

Epstein R: In Memory of the Venerable Master Hsuan Hua. Burlingame CA: Buddhist Text Translation Society; 1995.

Fu Z: Bright Star, Luminous Cloud: The Life of a Simple Monk. Hacienda Heights: Buddha’s Light Publishing; 2008.

Gamble A, Watanabe T: A Public Betrayed: An Inside Look at Japanese Media Atrocities and Their Warnings to the West. Washington DC: Regnery Publishing; 2004.

Gastaldo E: New on the Menu: Mindful Eating. Newser. Web. February 8 2012.

Gordiner J: Mindful Eating as Food for Thought. The New York Times; 2012. Web. February 7

Hayward J: Warrior-King of Shambhala: Remembering Chogyam Trungpa. Boston: Wisdom Publications; 2008.

Hofmann S, et al.: Loving-Kindness and Compassion Meditation: Potential for Psychological Interventions. Clin Psychol Rev 2011., 7:

Kashner S: When I was Cool: My Life at the Jack Kerouac School. New York: Harper Collins; 2004.

Kisala R: Soka Gakkai: Searching for the Mainstream. In Controversial New Religions. Edited by: James L, Jesper P. Oxford: Oxford University Press; 2004.

Lin I: Journey to the Far West. In Religions and Missionaries in the Pacific Aldershot. Edited by: Tanya S. UK: Ashgate Publishing Ltd; 2006.

Mamgain V: Ethical Consciousness in the Classroom: How Buddhist Practices Can Develop Empathy and Compassion. Journal of Transformative Education 2010., 1:

de Melo Silva D: Makiguchi Project in Action: Enhancing Education for Peace. Journal of Oriental Studies 2000, Special Issue: 10.

Metraux D: The Soka Gakkai: Buddhism and the Creation of a Harmonious and Peaceful Society. In Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia. Edited by: Christopher Q, Sallie K. New York: SUNY Press; 1996.

Midal F: Chogyam Trungpa: His Life and Vision. Boston: Shambhala Publications; 2004.

Mitchell D: Buddhism. Oxford: Oxford University Press; 2008.

Simmer-Brown J, Fran G (Eds): Meditation and the Classroom. Albany: SUNY Press; 2011.

Simmer-Brown J: “The Question is the Answer: Naropa University’s Contemplative Pedagogy,”. Religion and Education 2009,(Summer Issue):.

Stone J: World’s Happiest Man Matthew Ricard Credits Meditation for Learning and Memory Abilities,”. International Business Times; 2012. October Issue

Trungpa C: Born in Tibet. Boston: Shambhala Publications; 2000

Visalo Phra Paisal: The Art of Eating the Buddhist Way. 2013. Visalo. Web. March 10.

Tác giả nữ Tiến sĩ Tanya Storch, Phó Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Thái Bình Dương ở Bắc California, Hoa Kỳ. Bà đã viết hơn 20 bài báo trong lĩnh vực tôn giáo và tâm linh Đông Á, bao gồm cả những đóng góp của Tôn giáo, Luật pháp và Tự do: Góc nhìn toàn cầu (A Global Perspective) (Westport, Connecticut, London: Praeger, 2000) và Tôn giáo và các nhà truyền giáo ở Thái Bình Dương (Religions and Missionaries in the Pacific), 1500-1900. (Aldershot, England: Ashgate Publishing, Ltd., 2006).

Tác giả: Tiến sĩ Tanya Storch
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: International Journal of Dharma Studies

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/khai-luoc-4-truong-dai-hoc-phat-giao-tai-hoa-ky.html