Khả năng tiên đoán của ông Putin và chiến lược của Nga

Theo Sputnik, trong bài phát biểu năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiên liệu về tình hình thế giới và những tiên liệu này đang trở thành hiện thực.

Năm 2007, trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich, Tổng thống Nga Putin đã cáo buộc chính sách của Mỹ đang kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới, mở rộng NATO và khiến Trung Đông bất ổn hơn.

Tất cả những thách thức này đã trở thành hiện thực và thậm chí còn tồi tệ hơn, Francis Boyle, giáo sư luật quốc tế của trường Đại học Illinois nhận định.

“Tôi đã đọc diễn văn năm 2007, khi ông (Putin) lần đầu tiên đăng đàn phát biểu, và tôi gần như đồng ý với tất cả những gì ông ấy nói. Bây giờ, lập trường của Mỹ/NATO, hướng tới một cuộc xung đột với Nga, còn gây thêm nhiều quan ngại hơn”, ông Boyle nói.

Francis Boyle cũng cảnh báo rằng: “Với việc triển khai các lực lượng quân NATO lần đầu tiên đến sát biên giới Nga, chúng ta đang cận kề nguy cơ quay lại cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba. Và với việc cả hai nước đang triển khai chiến dịch đánh bom tại Syria, mọi sự ở đó cũng sai lầm cũng có thể xảy ra ở đó”.

Hình ảnh Nga không kích IS tại Syria.

Theo vị giáo sư này, do tiên liệu được tình hình thế giới, đặc biệt tại Syria nên Tổng thống Putin đã có những bước đi mang tính chiến lược cực kỳ vững vàng.

Việc can dự quân sự được Nga khởi động hôm 30/9/2015, sau khi Moskva nhận được đề nghị chính thức từ Damascus. Giới lãnh đạo Nga tuyên bố, chiến dịch không kích là nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố, giúp ổn định tình hình Syria, mở đường cho một giải pháp chấm dứt khủng hoảng ở quốc gia này.

Điện Kremlin ngay từ đầu cũng khẳng định can dự lần này là có giới hạn, với thời gian kéo dài trong khoảng 3-4 tháng, chỉ sử dụng sức mạnh không quân, không triển khai bộ binh tham chiến trực tiếp trên chiến trường. Đặc biệt, vừa phát động không kích, Nga nhấn mạnh luôn hoan nghênh một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm ở Syria.

Các diễn biến về sau này cho thấy, Moskva đồng thời mở hai mặt trận quân sự và ngoại giao trong “ván bài” Syria, trong đó quân sự là công cụ đòn bẩy then chốt để hướng lái các bên liên quan đi đến bàn đàm phán mà ở đó Nga là nhân tố quyết định hàng đầu.

Trận chiến chống khủng bố được Nga thực hiện một cách bài bản. Moskva đã tạo lập được một liên minh ngay trước khi tung đòn quân sự, với sự tham gia của Nga - Iraq - Syria - Iran. Các cuộc không kích diễn ra với cường độ mạnh, theo kiểu “giải phẫu”, với độ chính xác lớn, sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao.

Chế áp bằng hỏa lực đường không, Nga tạo thế để lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đẩy nhanh chiến dịch phản kích quy mô lớn trên hướng nam và hướng tây, giành lại quyền kiểm soát ở nhiều khu vực từ tay quân khủng bố, lực lượng nổi dậy.

Quân khủng bố chịu tổn thất lớn, với hàng trăm sở chỉ huy, trại huấn luyện, công sự ngầm, kho vũ khí đạn dược bị xóa sổ. Đã xuất hiện tâm lý hoảng loạn, hiện tượng tháo chạy khỏi hàng ngũ của chúng. Kết quả này không phải chỉ do Nga công bố, mà chính nhiều bên “đối địch” cũng phải thừa nhận.

Tính toán và hành động của Nga đã đẩy các bên liên quan vào thế bí, buộc phải có những bước chuyển trên mặt ngoại giao. Đó là lý do mà người ta thấy giới chức cấp cao từ Mỹ, EU, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cho tới EU liên tiếp có các cuộc tham vấn, tiếp xúc với Moskva.

Syria khẳng định tin tưởng Nga

Mỹ Đức

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/kha-nang-tien-doan-cua-ong-putin-va-chien-luoc-cua-nga-3300197/