Khả năng tàng hình của tiêm kích Su-57 chưa thể so sánh với F-22 và F-35

Tiêm kích Su-57 bị cho là có diện tích phản xạ radar quá cao, chưa đạt tới tiêu chuẩn chiến đấu cơ thế hệ năm.

Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga (Rostec) khẳng định tiêm kích Su-57 Felon sở hữu nhiều đặc tính kỹ chiến thuật rất ưu việt, trong đó đáng kể nhất phải là khả năng tàng hình.

Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga (Rostec) khẳng định tiêm kích Su-57 Felon sở hữu nhiều đặc tính kỹ chiến thuật rất ưu việt, trong đó đáng kể nhất phải là khả năng tàng hình.

Đại diện Rostec nhấn mạnh: “Su-57 có thể giao chiến với tiêm kích kẻ địch cũng như phá hủy các mục tiêu mặt đất hay mặt nước, nó đang được sản xuất hàng loạt và triển khai tại khu vực diễn ra chiến sự".

Đại diện Rostec nhấn mạnh: “Su-57 có thể giao chiến với tiêm kích kẻ địch cũng như phá hủy các mục tiêu mặt đất hay mặt nước, nó đang được sản xuất hàng loạt và triển khai tại khu vực diễn ra chiến sự".

"Ngoài ra Su-57 cũng đang tiến hành các bài thử nghiệm với động cơ giai đoạn hai mang tên Izdeliye-30. Chúng tôi dự định sẽ sớm bàn giao những máy bay với hệ thống động lực mới”.

"Ngoài ra Su-57 cũng đang tiến hành các bài thử nghiệm với động cơ giai đoạn hai mang tên Izdeliye-30. Chúng tôi dự định sẽ sớm bàn giao những máy bay với hệ thống động lực mới”.

Rostec khẳng định khả năng tàng hình khiến Su-57 khác biệt với các tiêm kích khác của Nga như Su-30, Su-35 hay MiG-35 . Tuy nhiên vậy theo truyền thông phương Tây, đặc tính trên của chiếc Felon hoàn toàn khác những gì mà Rostec nói tới.

Rostec khẳng định khả năng tàng hình khiến Su-57 khác biệt với các tiêm kích khác của Nga như Su-30, Su-35 hay MiG-35 . Tuy nhiên vậy theo truyền thông phương Tây, đặc tính trên của chiếc Felon hoàn toàn khác những gì mà Rostec nói tới.

Yếu tố quan trọng nhất, đặc trưng cho mức độ tàng hình của máy bay chính là diện tích phản xạ radar (RCS) - chỉ số trên đo lường khả năng phát hiện một vật thể bằng radar, điều này cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng kịch bản không chiến.

Yếu tố quan trọng nhất, đặc trưng cho mức độ tàng hình của máy bay chính là diện tích phản xạ radar (RCS) - chỉ số trên đo lường khả năng phát hiện một vật thể bằng radar, điều này cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng kịch bản không chiến.

Tiêm kích Su-57 Felon của Nga thiết kế so sánh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác như J-20 của Trung Quốc, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ về chỉ số RCS và dưới đây là một vài số liệu trực quan.

Tiêm kích Su-57 Felon của Nga thiết kế so sánh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác như J-20 của Trung Quốc, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ về chỉ số RCS và dưới đây là một vài số liệu trực quan.

Chỉ số RCS của Su-57 được xác định trong khoảng 0,1 - 1 m2 tùy theo mặt cắt. Thực tế trên cho mặc dù Felon đã cải thiện đáng kể khả năng tán xạ sóng radar so với họ Flanker hay Fulcrum, tuy vậy nó chưa thể đạt tới cấp độ như các tiêm kích Mỹ.

Chỉ số RCS của Su-57 được xác định trong khoảng 0,1 - 1 m2 tùy theo mặt cắt. Thực tế trên cho mặc dù Felon đã cải thiện đáng kể khả năng tán xạ sóng radar so với họ Flanker hay Fulcrum, tuy vậy nó chưa thể đạt tới cấp độ như các tiêm kích Mỹ.

Mặc dù Nga nỗ lực chế tạo Su-57 bằng vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế góc cạnh để giảm thiểu RCS, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định tiêm kích thế hệ năm của Nga có mức độ tàng hình còn kém xa F-22 và F-35.

Mặc dù Nga nỗ lực chế tạo Su-57 bằng vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế góc cạnh để giảm thiểu RCS, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định tiêm kích thế hệ năm của Nga có mức độ tàng hình còn kém xa F-22 và F-35.

Khi so sánh cụ thể, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tiên tiến Chengdu J-20 của Trung Quốc, được xác định có chỉ số RCS chỉ trong khoảng từ 0,01 đến 0,1 m2, tức là thấp hơn Su-57 rất nhiều.

Khi so sánh cụ thể, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tiên tiến Chengdu J-20 của Trung Quốc, được xác định có chỉ số RCS chỉ trong khoảng từ 0,01 đến 0,1 m2, tức là thấp hơn Su-57 rất nhiều.

Thiết kế của J-20 ưu tiên khả năng tàng hình khi khung thân nhiều góc cạnh, khoang vũ khí bên trong, bổ sung lớp phủ hấp thụ sóng radar tiên tiến... điều này khiến chỉ số RCS của J-20 khá nhỏ, bất chấp nó sử dụng cả cánh mũi.

Thiết kế của J-20 ưu tiên khả năng tàng hình khi khung thân nhiều góc cạnh, khoang vũ khí bên trong, bổ sung lớp phủ hấp thụ sóng radar tiên tiến... điều này khiến chỉ số RCS của J-20 khá nhỏ, bất chấp nó sử dụng cả cánh mũi.

Trong khi đó chiếc F-35 Lighting II do là tiêm kích hạng nhẹ với kích thước khá nhỏ nên chỉ số RCS ước tính chỉ vào khoảng 0,005 m2. Khả năng tàng hình vượt trội của F-35 là nhờ ứng dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến từ vật liệu cấu tạo cho tới lớp phủ hấp thụ sóng radar.

Trong khi đó chiếc F-35 Lighting II do là tiêm kích hạng nhẹ với kích thước khá nhỏ nên chỉ số RCS ước tính chỉ vào khoảng 0,005 m2. Khả năng tàng hình vượt trội của F-35 là nhờ ứng dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến từ vật liệu cấu tạo cho tới lớp phủ hấp thụ sóng radar.

Thiết kế khung máy bay được tối ưu hóa với khoang vũ khí bên trong thân, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Khả năng tàng hình của F-35 khiến nó không cần dựa nhiều vào tốc độ hay khả năng cơ động trong không gian hẹp.

Thiết kế khung máy bay được tối ưu hóa với khoang vũ khí bên trong thân, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Khả năng tàng hình của F-35 khiến nó không cần dựa nhiều vào tốc độ hay khả năng cơ động trong không gian hẹp.

Nhưng F-35 vẫn chưa thể sánh bằng F-22 Raptor - đỉnh cao máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, khi tính năng tàng hình được đưa lên một tầm cao mới, chỉ số RCS của nó chỉ vào khoảng 0,0001 đến 0,0005 m2.

Nhưng F-35 vẫn chưa thể sánh bằng F-22 Raptor - đỉnh cao máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, khi tính năng tàng hình được đưa lên một tầm cao mới, chỉ số RCS của nó chỉ vào khoảng 0,0001 đến 0,0005 m2.

Thiết kế của F-22 kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết giúp giảm thiểu chỉ số RCS xuống mức cực thấp, khiến radar của đối phương gặp vô vàn khó khăn nếu muốn phát hiện và theo dõi.

Thiết kế của F-22 kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết giúp giảm thiểu chỉ số RCS xuống mức cực thấp, khiến radar của đối phương gặp vô vàn khó khăn nếu muốn phát hiện và theo dõi.

Quay lại với một số tiêm kích thế hệ 4 điển hình, chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ có RCS khoảng 1,2 m2. Con số sẽ thay đổi tùy thuộc phiên bản cụ thể khi máy bay đã trải qua rất nhiều lần nâng cấp.

Quay lại với một số tiêm kích thế hệ 4 điển hình, chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ có RCS khoảng 1,2 m2. Con số sẽ thay đổi tùy thuộc phiên bản cụ thể khi máy bay đã trải qua rất nhiều lần nâng cấp.

Trong khi đó tiêm kích Eurofighter Typhoon của châu Âu có RCS khoảng 0,5 m2. Tương tự F-16, chỉ số trên của Typhoon sẽ thay đổi tùy thuộc cấu hình cụ thể và các biện pháp bổ sung nhằm nâng cao khả năng tàng hình.

Trong khi đó tiêm kích Eurofighter Typhoon của châu Âu có RCS khoảng 0,5 m2. Tương tự F-16, chỉ số trên của Typhoon sẽ thay đổi tùy thuộc cấu hình cụ thể và các biện pháp bổ sung nhằm nâng cao khả năng tàng hình.

Cuối cùng là chiếc Dassault Rafale, mặc dù không phải tiêm kích thế hệ năm nhưng chỉ số RCS của nó chỉ nằm trong khoảng 0,1 - 1 m2, tức là tương đồng với Su-57 Felon "thế hệ thứ năm" của Nga.

Cuối cùng là chiếc Dassault Rafale, mặc dù không phải tiêm kích thế hệ năm nhưng chỉ số RCS của nó chỉ nằm trong khoảng 0,1 - 1 m2, tức là tương đồng với Su-57 Felon "thế hệ thứ năm" của Nga.

Thực tế những gì diễn ra cho thấy Nga còn một quãng đường dài để chiếc Su-57 của mình thực sự đạt được tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ năm, cả về chỉ số RCS, động cơ cũng như vũ khí đi kèm.

Thực tế những gì diễn ra cho thấy Nga còn một quãng đường dài để chiếc Su-57 của mình thực sự đạt được tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ năm, cả về chỉ số RCS, động cơ cũng như vũ khí đi kèm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kha-nang-tang-hinh-cua-tiem-kich-su-57-chua-the-so-sanh-voi-f-22-va-f-35-post576592.antd