Hướng dẫn giải quyết chế độ tai nạn lao động ở Nông trường chè Tân Trào

(Chinhphu.vn) - Để xem xét, giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với bà Lã Thị Thồng, Nông trường chè Tân Trào cần có văn bản giải trình cụ thể lý do, đồng thời phối hợp với Sở, ban ngành tiến hành điều tra, lập biên bản tai nạn lao động, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh Tuyên Quang xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ LĐTBXH.

ể xem xét, giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với bà Lã Thị Thồng, Nông trường chè Tân Trào cần có văn bản giải trình cụ thể lý do, đồng thời phối hợp với Sở, ban ngành tiến hành điều tra, lập biên bản tai nạn lao động, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh Tuyên Quang xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ LĐTBXH. Theo tin đã đăng, năm 1967, bà Lã Thị Thồng bị thương do máy bay Mỹ ném bom trong khi đang làm nhiệm vụ nuôi dạy trẻ. Từ đó đến nay, Nông trường Tân Trào không làm thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bà Thồng. Ngày 1/7/1980, bà Thồng được nghỉ chế độ mất sức lao động. Gần đây bà Thồng có đơn gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. Sau khi xem xét trường hợp của bà Thồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ khi bà Thồng bị thương (năm 1967) cho đến nay, Nông trường Tân Trào (nay là Công ty Cổ phần Chè Tân Trào) và bà Thồng không làm thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động. Gần đây, bà Thồng mới có đơn gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. Căn cứ quy định về những trường hợp vướng mắc cá biệt và thời gian chấm dứt giải quyết tồn đọng BHXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang trả lời, trường hợp của bà Lã Thị Thồng không thuộc diện xem xét để giải quyết tồn đọng BHXH. Về hướng giải quyết trường hợp của bà Lã Thị Thồng, ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau: Theo quy định tại Điều 12 của Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động ban hành kèm theo Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964 của Hội đồng Chính phủ thì khi xảy ra tai nạn lao động, xí nghiệp phải tổ chức cứu chữa kịp thời người bị nạn, điều tra nguyên nhân, thi hành ngay các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự có thể xảy ra, báo cáo và thống kê tai nạn lao động theo chế độ quy định. Đồng thời, điểm 1 Mục I Thông tư số 02/LĐ-TT ngày 26/3/1965 của Bộ trưởng Bộ Lao động quy định việc khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động quy định: Tất cả các tai nạn của công nhân, viên chức xảy ra trong giờ làm việc ở xí nghiệp hoặc trong khi đi công tác, kể cả trường hợp trúng độc cấp tính, không phân biệt là công nhân hay viên chức, làm việc lâu dài hay tạm thời, đều được khai báo điều tra và thống kê theo quy định của Thông tư này. Như vậy, theo thư trình bày của công dân thì trường hợp bị thương của bà Thồng là tai nạn lao động. Tại thời điểm đó, Nông trường chè Tân Trào có trách nhiệm lập biên bản tai nạn lao động theo quy định tại Mục II Thông tư số 02/LĐ-TT ngày 26/3/1965 và tổ chức giám định thương tật cho bà Thồng để được hưởng chế độ tai nạn lao động. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng khẳng định việc bà Thồng bị tai nạn từ năm 1967 nhưng đến nay chưa lập biên bản tai nạn lao động và giám định thương tật, nên không thuộc diện vướng mắc cá biệt như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang đã trả lời. Tuy nhiên, để xem xét, giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với bà Thồng, Nông trường chè Tân Trào cần có văn bản giải trình cụ thể lý do bà Thồng bị tai nạn từ năm 1967 nhưng đến nay chưa được lập hồ sơ hưởng chế độ, đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang tiến hành điều tra, lập biên bản tai nạn lao động và hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cổng TTĐT trân trọng cảm ơn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ. Ban Bạn đọc ăm 1967, bà Lã Thị Thồng bị thương do máy bay Mỹ ném bom trong khi đang làm nhiệm vụ nuôi dạy trẻ. Từ đó đến nay, Nông trường Tân Trào không làm thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bà Thồng. Ngày 1/7/1980, bà Thồng được nghỉ chế độ mất sức lao động. Gần đây bà Thồng có đơn gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. bị thương (năm 1967) cho đến nay, Nông trường Tân Trào (nay là Công ty Cổ phần Chè Tân Trào) và bà Thồng không làm thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động. Gần đây, bà Thồng mới có đơn gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. Căn cứ quy định về những trường hợp vướng mắc cá biệt và thời gian chấm dứt giải quyết tồn đọng BHXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang trả lời, trường hợp của bà Lã Thị Thồng không thuộc diện xem xét để giải quyết tồn đọng BHXH. Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang đã trả lời.

Nguồn Chính Phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/home/huong-dan-giai-quyet-che-do-tai-nan-lao-dong-o-nong-truong-che-tan-trao/201011/51487.vgp