Hơn 2000 năm 'tiến hóa' của kính điều chỉnh thị lực

Kính cận (kính điều chỉnh thị lực) ngày nay giúp dễ dàng khắc phục nhiều vấn đề về thị lực. Nó là kết quả nghiên cứu, đổi mới của các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ nhiều thế kỷ.

Quả cầu thủy tinh chứa đầy nước phóng to văn bản Thế kỷ 1

Việc điều chỉnh thị lực bắt nguồn từ Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 1, nơi Seneca - gia sư của Hoàng đế Nero - đã sử dụng một quả cầu thủy tinh chứa đầy nước để phóng to văn bản.

Sử dụng các mảnh quả cầu thủy tinh để phóng to văn bản và không thể đeo

Việc sử dụng thấu kính hiệu chỉnh được ghi lại lần đầu tiên có từ thế kỷ 13 ở Ý. Các tu sĩ và học giả thế kỷ 13 ở Ý bắt đầu thử nghiệm, sử dụng các mảnh quả cầu thủy tinh để phóng to văn bản, từ đó dẫn đến sự phát triển của chiếc kính lúp đầu tiên. Những thiết bị này không thể đeo được nhưng chúng đã đặt nền móng cho những loại kính sau này.

Chiếc kính cận đeo được đâu tiên cuối thế kỷ 13-15

Vào cuối thế kỷ 13, các nhà phát minh người Ý đã chế tạo ra chiếc kính đeo đầu tiên. Đó là một cặp thấu kính thổi thủy tinh đặt vào khung bằng gỗ, da thuộc hoặc kim loại và được giữ trước mắt bằng tay cầm. Vào cuối thế kỷ 14, những chiếc kính đinh tán này đã được sản xuất trên quy mô lớn hơn ở Venice và Florence, đánh dấu sự khởi đầu của một ngành công nghiệp đang phát triển.

Vào thế kỷ 15, kính đeo đã có bước tiến vượt bậc về chức năng và thiết kế. Các thợ thủ công bắt đầu sản xuất những chiếc kính có cầu nối giữa mũi và 2 bên thái dương đeo trên tai, hiện thiết kế này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Những chiếc kính mới này có thể điều chỉnh cả chứng viễn thị và cận thị.

Sự xuất hiện của thấu kính lõm

Thấu kính lõm điều trị cận thị đã được phát minh ra trong giai đoạn thế kỷ 16. Đây là một bước tiến quan trọng vì trước đây chỉ mới xuất hiện thấu kính lồi. Vào cuối thế kỷ này, Tây Ban Nha và Đức đã trở thành những quốc gia sáng tạo nhất trong việc sản xuất kính mắt.

Benjamin Franklin phát minh ra thấu kính hai tiêu thế kỷ 18

Vào thế kỷ 18, thiết kế của kính đã được cải tiến đáng kể. Chuyên gia nhãn khoa Edward Scarlett ở London giới thiệu những miếng kính cứng nằm trên vành tai, đảm bảo kính cố định đúng vị trí. Vào giữa thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã phát minh ra thấu kính hai tiêu, giúp người dùng có thể nhìn gần và xa mà không cần thay kính. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong lịch sử kính.

Biến kính cận thành thời trang

Thế kỷ 19 đã mang lại sự công nghiệp hóa trong việc chế tạo kính mắt, cho phép sản xuất hàng loạt. Nó không còn đơn thuần là thiết bị điều chỉnh thị lực, mà còn trở thành một trong những phụ kiện thời trang, cùng với đó là sự thay đổi ở chất liệu gọng và các kiểu dáng khác nhau.

Vào thế kỷ 20, việc phát minh ra kính nhựa đã làm cho kính nhẹ hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn. Kính áp tròng cũng ra đời, đầu tiên là loại áp tròng cứng vào những năm 1880, sau đó là loại áp tròng mềm, có khả năng thấm vào mắt vào những năm 1950.

Ngày nay, những tiến bộ trong công nghệ đã dẫn đến các thủ thuật khắc phục mắt như phẫu thuật LASIK, thấu kính quang điện thích ứng với việc thay đổi điều kiện ánh sáng và kính thông minh. Cho dù công nghệ mới đang dần phát triển, kính đeo mắt với đa dạng và kiểu dáng vẫn tiếp tục là một công cụ quan trọng để điều chỉnh thị lực.

Khởi đầu là một cặp quả cầu thủy tinh, kính đã có sự thay đổi vượt bậc qua nhiều thế kỷ. Phát triển về thiết kế, sự thoải mái và đa dạng chức năng, khắc phục những khiếm khuyết về thị lực cho hàng triệu người trên toàn cầu. Ngoài ra, kính đeo còn trở thành một cách thể hiện phong cách và cá tính của từng cá nhân. Khi công nghệ ngày càng phát triển, sự phát triển của những công cụ quan trọng này hứa hẹn sẽ mang lại cải tiến mới cho tương lai.

Khánh Linh (Theo Eyesonbroadway)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hon-2000-nam-tien-hoa-cua-kinh-dieu-chinh-thi-luc-169240419100452379.htm