Hỏi-đáp pháp luật: Như thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

* Bạn đọc Y Hoa ở xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, như thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự hiện hành. Cụ thể như sau:

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

* Bạn đọc Lục Văn Bình ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết về các lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Cụ thể như sau:

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Tham gia tố tụng;

b) Tư vấn pháp luật;

c) Đại diện ngoài tố tụng.

QĐND

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/phap-luat/pho-bien-giao-duc-phap-luat/hoi-dap-phap-luat-nhu-the-nao-duoc-coi-la-tinh-the-cap-thiet-771929