Học sinh Pháp chặn cửa trường học, phản đối kế hoạch cải cách hưu trí

Hàng triệu người Pháp, bao gồm cả học sinh trung học, hôm 31/1 tiếp tục biểu tình nhằm phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu và cải cách chế độ hưu bổng của chính phủ.

 Học sinh trung học Pháp chặn lối vào trường Lycee Turgot ở Paris hôm 31/1, để phản đối dự luật cải cách hưu trí được chính phủ công bố ngày 11/1. Theo Reuters, nước Pháp sẽ chứng kiến các cuộc đình công và tuần hành quy mô lớn trong ngày nhằm phản đối dự luật trên.

Học sinh trung học Pháp chặn lối vào trường Lycee Turgot ở Paris hôm 31/1, để phản đối dự luật cải cách hưu trí được chính phủ công bố ngày 11/1. Theo Reuters, nước Pháp sẽ chứng kiến các cuộc đình công và tuần hành quy mô lớn trong ngày nhằm phản đối dự luật trên.

 Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng 2 tuần qua, 8 nghiệp đoàn lao động lớn nhất của Pháp liên kết phát động đình công và tuần hành lớn trên toàn quốc. Bộ Nội vụ Pháp dự báo sẽ có khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu người Pháp sẽ xuống đường tham gia các cuộc tuần hành lớn diễn ra trên toàn quốc.

Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng 2 tuần qua, 8 nghiệp đoàn lao động lớn nhất của Pháp liên kết phát động đình công và tuần hành lớn trên toàn quốc. Bộ Nội vụ Pháp dự báo sẽ có khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu người Pháp sẽ xuống đường tham gia các cuộc tuần hành lớn diễn ra trên toàn quốc.

 Học sinh trung học Pháp cầm tấm bảng có nội dung "Hỗ trợ người lao động" và "Thanh niên giận dữ".

Học sinh trung học Pháp cầm tấm bảng có nội dung "Hỗ trợ người lao động" và "Thanh niên giận dữ".

 Trước đó, vào hôm 19/1, khoảng 1,1 triệu người đã xuống đường trong ngày đình công đầu tiên. Đây được xem cuộc biểu tình lớn nhất kể từ đợt cải cách lương hưu lớn cuối cùng dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy vào năm 2010. Trong ảnh, người biểu tình cầm tấm bảng có nội dung "Không nghỉ hưu ở tuổi 64".

Trước đó, vào hôm 19/1, khoảng 1,1 triệu người đã xuống đường trong ngày đình công đầu tiên. Đây được xem cuộc biểu tình lớn nhất kể từ đợt cải cách lương hưu lớn cuối cùng dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy vào năm 2010. Trong ảnh, người biểu tình cầm tấm bảng có nội dung "Không nghỉ hưu ở tuổi 64".

 "Cải cách này là không công bằng và tàn bạo", Luc Farre, tổng thư ký của Liên minh Quốc gia các công đoàn tự trị (UNSA) cho biết. "Chuyển đổi (tuổi nghỉ hưu) sang 64 là đi lùi về mặt xã hội". Dự luật tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 62 lên 64 tuổi là một phần trong gói cải cách chế độ hưu bổng hàng đầu do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc đẩy nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho hệ thống lương hưu của Pháp trong tương lai.

"Cải cách này là không công bằng và tàn bạo", Luc Farre, tổng thư ký của Liên minh Quốc gia các công đoàn tự trị (UNSA) cho biết. "Chuyển đổi (tuổi nghỉ hưu) sang 64 là đi lùi về mặt xã hội". Dự luật tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 62 lên 64 tuổi là một phần trong gói cải cách chế độ hưu bổng hàng đầu do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc đẩy nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho hệ thống lương hưu của Pháp trong tương lai.

 Tuy nhiên, dự luật này vấp phải sự phản đối của đông đảo người dân Pháp. Trong ảnh, các công nhân liên đoàn lao động CGT của Pháp tham dự cuộc biểu tình. Biểu ngữ có nội dung "64 tuổi: Không!".

Tuy nhiên, dự luật này vấp phải sự phản đối của đông đảo người dân Pháp. Trong ảnh, các công nhân liên đoàn lao động CGT của Pháp tham dự cuộc biểu tình. Biểu ngữ có nội dung "64 tuổi: Không!".

 Trong ngày đình công 31/1, một nửa số giáo viên tiểu học sẽ nghỉ việc, công đoàn của họ cho biết. Trong khi đó, nhân viên nhà máy lọc dầu và nhân viên trong các ngành khác, bao gồm đài truyền hình công cộng, cũng sẽ đình công.

Trong ngày đình công 31/1, một nửa số giáo viên tiểu học sẽ nghỉ việc, công đoàn của họ cho biết. Trong khi đó, nhân viên nhà máy lọc dầu và nhân viên trong các ngành khác, bao gồm đài truyền hình công cộng, cũng sẽ đình công.

Minh An

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hoc-sinh-phap-chan-cua-truong-hoc-phan-doi-ke-hoach-cai-cach-huu-tri-post1397807.html