HLV Avramovic: “Phải hiểu đúng vai trò cầu thủ nhập tịch”

HLV Avramovic được xem là thầy phù thủy thành công nhất của bóng đá Đông Nam Á. Ông bật mí về cách thúc đẩy sự phát triển bóng đá ở đảo quốc sư tử.

Trong khi Việt Nam từng tranh luận rất gay gắt về cầu thủ nhập tịch không có chỗ đứng ở đội tuyển thì Singapore lại xem đây là biện pháp quan trọng. Vẫn biết rằng mỗi quốc gia có một đặc thù khác nhau nhưng với “phù thủy” Avramovic thì cần phải hiểu đúng vai trò của cầu thủ nhập tịch… . Ông có thể cho biết mục tiêu của tuyển Singapore tại AFF Cup vào tháng 12? + Mục tiêu của tôi là phải có mặt trong trận chung kết rồi mới tính tiếp. . Và tại đấy ông vẫn sẽ ưu tiên gọi cầu thủ nhập tịch? + Trong tôi không có khái niệm cầu thủ nhập tịch mà chỉ có cầu thủ mang quốc tịch Singapore. Ai xuất sắc và thích nghi với lối chơi của đội thì tôi gọi vào đội tuyển quốc gia. . AFF Cup 2004, 2006 một nửa đội hình của ông luôn là cầu thủ gốc Đông Á, châu Âu, châu Phi và cả châu Mỹ nên mới vô địch! + Thì họ xuất sắc nên họ phải có mặt trong đội tuyển. Sự có mặt của họ làm cho đội tuyển mạnh lên thì tại sao tôi lại không gọi họ vào đội tuyển quốc gia. Anh có thấy các quốc gia khác trên thế giới cũng thế không. Họ ra sân vì một màu cờ sắc áo chứ đâu có ai nói họ là cầu thủ nước ngoài. HLV Avramovic đã xây nền tảng cho bóng đá Singapore từ những cầu thủ nhập tịch. Ảnh: XUÂN HUY . Nếu không có cầu thủ nhập tịch, Singapore có sánh ngang với thành tích của Thái Lan ở AFF Cup không? + Phải hiểu rõ vai trò của cầu thủ nhập tịch mà lâu nay nhiều người và cả dư luận Singapore vẫn hay nhầm lẫn và thậm chí là chỉ trích. Sự hiện diện của họ ở các giải trong nước và trong tuyển Singapore khiến cho nhiều cầu thủ nội học hỏi được nhiều điều về chuyên môn và tinh thần chuyên nghiệp. Họ không nhập tịch để kiếm tiền đơn thuần mà là để có một cuộc sống ổn định ở Singapore và họ tự hào là người Singapore. Bằng chứng là họ thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của đội Singapore. Nên hiểu điều ấy về họ chứ đừng nghĩ rằng Singapore có chiến dịch nhập tịch cầu thủ ngoại quốc và những cầu thủ này làm mất đi bản sắc của bóng đá Singapore. Cái gì tốt cho bóng đá thì chúng ta làm và nên nhớ khi Singapore vô địch thì họ là người Singapore tận hưởng chiến thắng chứ không phải là những cầu thủ ngoại đá thuê cho đội tuyển quốc gia Singapore. . Ông giải thích ra sao khi đội tuyển của ông có đến một nửa là cầu thủ gốc nước ngoài vẫn thua tuyển Việt Nam chỉ toàn cầu thủ nội ở bán kết AFF Cup 2008 mà trình độ cầu thủ nội địa hai nước không chênh lệch nhau nhiều? + Thắng thua một vài trận không phải là bi kịch của một đội tuyển. Bóng đá thì chẳng có sự tuyệt đối nào cả, nhất là khi trình độ của các đội Đông Nam Á gần như nhau. Hiểu đúng và dùng đúng cầu thủ nhập tịch đá hay cho những đội tuyển còn yếu là con đường tốt để phát triển nhanh. . Cách đây hai tuần, sáu tuyển thủ Olympic Singapore bị kỷ luật treo giò quả là chuyện chẳng nhỏ ở một đội tuyển và của một nền bóng đá quốc gia? + Đấy, những chuyện tương tự như thế mà lẽ ra lối hành xử của cầu thủ chuyên nghiệp thì không thể xảy ra nhưng nó vẫn xảy ra với cầu thủ Singapore là vì tinh thần chuyên nghiệp không cao. Đó là những bài học đắt giá nhất họ phải trả, cầu thủ ngoại họ đâu làm thế. Những năm 2003, 2004, S-League thường xuyên xảy ra chuyện tương tự như thế, rượt đuổi đánh nhau trên sân, dàn xếp tỉ số nhưng bây giờ đã khác nhiều. . Xin cảm ơn ông. Đâu phải cứ dân số ít thì phải nhập tịch cầu thủ “3 triệu dân, 4 triệu dân, 100 triệu dân và thậm chí 1 tỉ dân mà không có môi trường học hỏi và cọ xát các nền bóng đá tiên tiến thì cũng khó phát triển. Croatia, Serbia, Bỉ… đều chưa tới 5 triệu dân sao họ đá hay thế? Con đường tốt nhất để bóng đá Singapore phát triển là nhập tịch để cầu thủ học hỏi và tăng cường tính cạnh tranh chứ không phải là mang mấy cầu thủ gốc Âu, gốc Phi về là xong. Những năm đầu S-League có cầu thủ ngoại, trong danh sách ghi bàn hàng đầu của giải chỉ toàn cầu thủ ngoại, bây giờ đã có nhiều cầu thủ bản địa…”. TẤN PHƯỚC thực hiện

Nguồn PLO: http://www.phapluattp.vn/2010100311184920p0c1020/hlv-avramovic-phai-hieu-dung-vai-tro-cau-thu-nhap-tich.htm