Hình ảnh trẻ em Ấn Độ khốn khổ vì ô nhiễm không khí

Trẻ em ở thủ đô Ấn Độ đang khổ sở vì ô nhiễm, nhiều em phải nhập viện điều trị với những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Với chiếc máy phun khí dung trên khuôn mặt nhỏ xíu, bé Ayansh Tiwari, một tháng tuổi, bị ho liên tục. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân là không khí ô nhiễm tàn phá New Delhi hàng năm.

Phòng cấp cứu đơn giản của bệnh viện công Chacha Nehru Bal Chikitsalaya điều hành ở thủ đô Ấn Độ chật kín trẻ em khó thở.

Nhiều người mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi, tình trạng bệnh tăng cao khi ô nhiễm không khí lên đến đỉnh điểm vào mỗi mùa đông ở siêu đô thị 30 triệu dân này.

Julie Tiwari, 26 tuổi, mẹ của Ayansh, nói: “Bất cứ nơi nào bạn nhìn thấy đều có khói độc”. “Tôi cố gắng đóng cửa ra vào và cửa sổ càng nhiều càng tốt nhưng vô ích. Tôi thấy thật bất lực”.

Trẻ em dễ bị ô nhiễm không khí hơn người lớn vì chúng thở nhanh hơn và não, phổi và các cơ quan khác chưa phát triển đầy đủ. (Ảnh: Arun Sankar/AFP).

Bác sĩ chuyên khoa phổi nhi Dhulika Dhingra tại bệnh viện Chacha Nehru Bal Chikitsalaya cho biết: “Phòng cấp cứu của chúng tôi dồn dập đến mức điên cuồng trong thời gian này”.

Theo bác sĩ, trẻ em không thể ngồi một chỗ, chúng chạy nhảy và điều này khiến nhịp thở càng tăng cao hơn. Đó là lý do tại sao họ dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hơn.(Ảnh: Arun Sankar/AFP).

Bác sĩ nhi khoa Seema Kapoor, giám đốc bệnh viện, cho biết lượng bệnh nhân đến tăng đều đặn kể từ khi thời tiết mát mẻ, khiến các chất ô nhiễm ở gần mặt đất hơn.(Ảnh: Sankar/AFP).

Bệnh viện điều trị và thuốc miễn phí và không bệnh nhân nào ở đây đủ tiền để vào bệnh viện tư nhân hay đủ tiền mua máy lọc không khí để dùng ở nhà trong các khu ổ chuột.

Chính quyền Delhi đã tuyên bố đóng cửa trường học khẩn cấp, ngừng xây dựng và cấm các phương tiện chạy bằng diesel vào thành phố nhằm giảm mức độ ô nhiễm. (Ảnh: Sankar/AFP)

Delhi thường xuyên được xếp hạng trong số các thành phố lớn ô nhiễm nhất hành tinh, với lượng khí thải nhà máy và xe cộ ngày càng trầm trọng hơn do đốt rơm rạ theo mùa.

Theo công ty giám sát IQAir, hôm 9/11, mức độ bụi mịn PM2.5, đủ nhỏ để đi vào máu, lên tới 390 microgam/m3, gấp hơn 25 lần mức tối đa hàng ngày được WHO khuyến nghị.

Chính phủ vẫn chưa giải quyết được vấn đề chất lượng không khí. Theo nghiên cứu trên tạp chí y khoa Lancet, 1,67 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí ở Ấn Độ năm 2019.

Hải Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/hinh-anh-tre-em-an-do-khon-kho-vi-o-nhiem-khong-khi-post660603.html