Hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới tiếp tục tháo chạy khỏi Nga

Công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới Nestle, công ty sản xuất thuốc lá đa quốc gia của Mỹ-Thụy Sĩ Philip Morris và nhà sản xuất trò chơi điện tử Sony đã tham gia vào danh sách các công ty đa quốc gia rút lui khỏi Nga.

2 công ty thực phẩm đa quốc gia là Nestle và Mondeleze International, vừa thực hiện các hành động giống như các đối thủ Procter & Gamble và Unilever trong việc ngừng đầu tư vào Nga.

Công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới Nestle cũng đã tham gia vào danh sách các công ty đa quốc gia rút lui khỏi Nga vào thứ 4 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, 4 công ty sẽ tiếp tục cung cấp các mặt hàng thiết yếu, với mục tiêu Mondelez sẽ giúp duy trì “tính liên tục” của nguồn cung cấp thực phẩm Nga.

Tương tự như vậy, các tập đoàn thuốc lá lớn cũng thực hiện những động thái rút lui, trong khi nhà sản xuất thuốc lá Imperial Brands tạm ngừng hoạt động tại Nga, đối thủ Philip Morris chỉ cho biết họ sẽ giảm quy mô sản xuất và nhà sản xuất Camel British American Tobacco Plc cho biết hoạt động kinh doanh của họ ở Nga vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù nước này đã bị đình chỉ đầu tư vốn.

Sony, hãng phim đã ngừng phát hành ở Nga, đã có hành động bổ sung vào thứ 4, và cho biết đơn vị chơi game PlayStation của họ sẽ ngừng vận chuyển và hoạt động ở Nga. Hãng cho biết: “Sony Interactive Entertainment sẽ tham gia cùng cộng đồng toàn cầu trong việc kêu gọi hòa bình ở Ukraine.”

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm việc tại Nga do các lệnh trừng phạt và thiếu vận chuyển, bên cạnh áp lực từ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Các doanh nghiệp đã nói về việc kết thúc công việc kinh doanh ở Nga bởi những điều kiện khó khăn trước mắt mà không đổ lỗi cho chính phủ Nga vì đã tấn công Ukraine.

Áp lực gia tăng

Một giám đốc điều hành của Rio Tinto cho biết, công ty khai thác đang làm việc để duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga cho mỏ đồng Mông Cổ, nhưng công ty sau đó tuyên bố chấm dứt mọi mối quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Nga.

Các công ty khách sạn Hilton Worldwide Holdings và Hyatt Hotels Corp cho biết họ sẽ tạm ngừng phát triển ở Nga

Coca-Cola Co và McDonald's Corp đã tạm dừng bán hàng tại Nga vào thứ 3 với những cử chỉ mạnh mẽ mang tính biểu tượng. Một thành viên cấp cao của đảng cầm quyền Nga đã cảnh báo rằng các công ty nước ngoài đóng cửa có thể bị quốc hữu hóa hoạt động.

McDonald's cho biết việc đóng cửa tạm thời 847 cửa hàng của họ ở nước này sẽ khiến họ tiêu tốn 50 triệu USD mỗi tháng.

Hãng đồ thể thao Adidas cũng đã định lượng chi phí để thu hẹp lại hoạt động của mình, và cho biết hãng này sẽ bị ảnh hưởng đến doanh thu lên tới 250 triệu EUR (277 triệu USD).

Yum Brands Inc - công ty mẹ của gã khổng lồ gà rán KFC, cho biết họ đang tạm dừng đầu tư vào Nga - thị trường đã giúp hãng đạt được mức phát triển kỷ lục vào năm ngoái.

Công ty thương mại điện tử Shopify Inc cũng tham gia vào các hoạt động phản đối chiến tranh tại Ukraine, cho biết họ sẽ đình chỉ các hoạt động của Nga và không thu phí từ các thương gia Ukraine, với lý do hàng triệu người tị nạn Ukraine cần được hỗ trợ.

Luật của chiến tranh

Để đối phó với cuộc di cư, Andrei Turchak, thư ký hội đồng chung của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, cảnh báo Moscow có thể quốc hữu hóa các tài sản nước ngoài không sử dụng được.

Turchak viết trong một tuyên bố đăng trên trang web của đảng hôm thứ 2 rằng: “Nước Nga Thống nhất đề xuất quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất của các công ty đã thông báo rút lui và đóng cửa sản xuất ở Nga trong thời gian hoạt động đặc biệt ở Ukraine.”

Tuyên bố nêu tên các công ty thực phẩm thuộc sở hữu tư nhân của Phần Lan là Fazer, Valio và Paulig là công ty mới nhất thông báo đóng cửa.

Turchak nói: “Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa cứng rắn, hành động phù hợp với quy luật chiến tranh.”

Tăng cường trừng phạt

Các ngân hàng và tỷ phú Nga đều đang bị nhắm tới, với việc Ủy ban châu Âu chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các nhà tài phiệt và chính trị gia khác của Nga, và ba ngân hàng Belarus.

Trong khi cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đã thúc đẩy giá các mặt hàng mà Nga xuất khẩu như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và titan, các lệnh trừng phạt đó phần lớn đã ngăn cản Moscow tận dụng lợi thế của giá cao.

Hôm thứ 3 vừa qua, Mỹ đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.Công ty dịch vụ mỏ dầu của Mỹ Schlumberger - công ty chiếm khoảng 5% doanh thu từ Nga, cho biết xung đột đang diễn ra có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong quý này.

Nhà kinh doanh hàng hóa toàn cầu Trafigura Group đã huy động được khoản tín dụng quay vòng 1,2 tỷ USD từ các ngân hàng để giúp giải quyết vấn đề giá năng lượng và hàng hóa tăng cao.

Yara của Na Uy, một nhà sản xuất phân bón hàng đầu, cho biết hôm thứ T4 rằng họ sẽ phải cắt giảm sản lượng amoniac và urê ở Ý và Pháp do giá khí đốt tăng quá cao.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hang-loat-tap-doan-lon-tren-the-gioi-tiep-tuc-thao-chay-khoi-nga-post184929.html