Hai vị vua Việt nào ngồi chung một ngai vàng?

Hai vị vua cùng ngồi chung một ngai vàng trị vì đất nước là câu chuyện hy hữu trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

1. Hai vị vua nào cùng ngồi chung một ngai vàng?

Ngô Văn Xương - Ngô Văn Sở
Ngô Văn Sở - Ngô Văn Ngập
Ngô Xương Văn - Ngô Xương Ngập
Ngô Xương Xí - Ngô Xương Văn

Chính xác

Nhà Ngô (939-965) là triều đại phong kiến duy nhất ở nước ta có tới hai vua trị vì cùng lúc. Sau khi Ngô Quyền qua đời, em vợ là Dương Tam Kha đã cướp ngôi vua, xây dựng triều đại riêng, khiến đất nước từng bước loạn lạc.

Về sau, hai con trai của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn (950-965) và Ngô Xương Ngập (951-954) lật đổ được Dương Tam Kha và cùng làm vua nước Việt. Thời điểm đó tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương, sử gọi là Hậu Ngô Vương.

Sau này, Ngô Xương Ngập chuyên quyền, không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ngô Xương Ngập còn định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua, nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn một mình trị nước.

2. Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Hồ Quý Ly
Dương Nhật Lễ
Dương Khương
Đoàn Thượng

Chính xác

Dương Nhật Lễ ở ngôi từ tháng 7/1369 - 12/1370. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là con của kép hát Dương Khương. Khi đang mang thai ông, mẹ ông bị ép phải lấy Trần Nguyên Dục – anh cùng mẹ của vua Trần Dụ Tông. Về sau, do Trần Dụ Tông không có con nên nhận Dương Nhật Lễ làm con nuôi và truyền ngôi cho ông.

Ông cai trị hơn 1 năm, được cho là bỏ bê triều chính, lại định đổi sang họ Dương nên bị hoàng tộc chống đối, đưa đến 2 cuộc đảo chính do các tôn thất nhà Trần lãnh đạo. Tuy có thời gian làm quốc chủ nhưng trong nhiều sử sách không công nhận ông là vua chính thống của nhà Trần.

3. Vị vua đầu tiên nào lấy vợ ngoại quốc?

Lê Anh Tông
Lê Thần Tông
Bảo Đại
Khải Định

Chính xác

Lê Thần Tông (1607-1662) là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông. Làm vua 24 năm, ông nhường ngôi cho con trai 13 tuổi Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm, Lê Chân Tông ốm, qua đời nên Thái thượng hoàng trở lại làm vua.

Ông là vị vua có nhiều kỷ lục nhất trong sử Việt khi hai lần thống trị ngai vàng, có 4 người con liên tiếp làm vua và là người đầu tiên lấy vợ Tây. Sau Hoàng hậu Ngọc Trúc, người vợ thứ 2 của ông là người Xiêm (Thái Lan), thứ 3 là người dân tộc Mường, thứ 4 là người Trung Quốc, thứ 5 là người Lào, thứ 6 là cung phi người Hà Lan.

4. Vị vua nào có 3 con rể đều làm vua?

Lê Anh Tông
Lê Thái Tông
Lê Hiển Tông
Lê Minh Tông

Chính xác

Lê Hiển Tông (1717-1786), con trưởng của vua Lê Thần Tông, là vị vua của nhà Hậu Lê. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ông là vị vua duy nhất có tới 3 con rể làm vua.

Vua có công chúa Ngọc Hân gả cho vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, công chúa Ngọc Bình lấy vua Nguyễn Quang Toản của nhà Tây Sơn. Đến năm 1801, khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lại lấy công chúa Ngọc Bình, hai người có 3 con chung.

5. Vua nào đông con nhất trong sử Việt?

Minh Mạng
Gia Long
Thiệu Trị
Lê Thái Tổ

Chính xác

Vua Minh Mạng (1791-1841) tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, là con của vua Gia Long. Ông lên ngôi năm 1820, là vị vua thứ hai của triều Nguyễn.

Không chỉ nổi tiếng là vị vua nghiêm khắc, giỏi trị nước, Minh Mạng cũng là vị vua có nhiều con nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có 142 người con, gồm 78 con trai và 64 con gái.

Giống như cha, nhiều người con của vua Minh Mạng cũng có đông con. Trong đó, Thiệu Trị kế ngôi có 64 người con, Thọ Xuân Vương Miên Định có đến 144 người con, hơn cả cha mình, Miên Trinh có 114 con. Tuy nhiên, cháu nội ông sau này là vua Tự Đức có đến 300 người vợ nhưng không sinh được con.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hai-vi-vua-viet-nao-ngoi-chung-mot-ngai-vang-2187440.html