Hà Nội đầu tư cho hạ tầng đô thị không tương xứng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050. TP Hà Nội đã hội đủ những bài học thực tiễn và cơ sở pháp lý để xây dựng lộ trình phát triển 10 năm tới.

Tháng 10/2021, Hà Nội báo cáo rà soát đánh giá việc thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội (QHC 1259) sau 10 năm thực hiện. Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô 2021 -2030 tầm nhìn 2050. Hà Nội đã hội đủ những bài học thực tiễn và cơ sở pháp lý để xây dựng lộ trình phát triển Hà Nội 10 năm tới.

Đánh giá quy hoạch chung cần kèm theo bản đồ minh họa

Nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô 2021-2030 đã chỉ ra vai trò quan trọng trong phương pháp lập quy hoạch cần nghiên cứu khảo sát tập hợp thành hệ thống thông tin Địa lý (GIS - Geografic Information System) - đó chính là tích hợp thông tin thuộc tính gắn vào nền bản đồ số.

Có bản đồ rà soát đánh giá QHC 1259 thì các bên liên quan mới dùng chung một hệ thống quy chiếu, so sánh, phân tích đồng bộ để chính quyền các cấp của Thủ đô sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.

Bố trí dân cư trong QHC 2519 -2011 và thực tế không gian dân cư tập trung (qua bản đồ vệ tinh phát sáng ban đêm: Dân số tăng gấp đôi. Diện đích đất ở tăng gấp 8 lần sau 17 năm (2003-2020)

Bố trí dân cư trong QHC 2519 -2011 và thực tế không gian dân cư tập trung (qua bản đồ vệ tinh phát sáng ban đêm: Dân số tăng gấp đôi. Diện đích đất ở tăng gấp 8 lần sau 17 năm (2003-2020)

Căn cứ Báo cáo rà soát đánh giá 1259; Báo cáo Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP) do JICA thực hiện 2006 và bản đồ vệ tinh (Google Night)…, City Solution đã lập bản đồ so sánh Hà Nội sau 17 năm (2003-2020) cho thấy dân số đô thị đã tăng 2 lần, diện tích ở đô thị tăng 8 lần nếu tính cả diện tích đã thực hiện dự án bất động sản nhưng hàng chục năm qua không có người ở (như khu đô thị Mê Linh, Hòa Lạc, dọc theo Đại lộ Thăng Long, đường 32 …) thì có thể còn cao hơn 10 lần.

Đất đô thị hay bất động sản Hà Nội trong Luật Đất đai được quy định: “Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương (là Bộ TN&MT hiện nay) ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây dựng bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính gốc được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương (Bộ TN-MT)”.

Năm 2005, Bộ TN-MT hoàn thành Bản đồ số Hà Nội để phục vụ công tác tổng kiểm kê. Nhân lực ngành tài nguyên khá đông. Riêng Hà Nội có hàng nghìn biên chế, gồm: cán bộ chuyên trách tại 579 xã, phường, thị trấn. Giao dịch liên quan đến đất đai thực hiện hàng ngày tại 30 văn phòng đăng ký đất đai tại 30 quận/huyện/thị xã ở Hà Nội. Sở TN-MT Hà Nội với 30 phòng tại các quận huyện hàng năm thực hiện kiểm kê biến động đất đai. Ngân sách NN chi tổng kiểm kê 5 năm/lần báo cáo tổng hợp tại Bộ TNMT. Số liệu chính xác tùy thuộc quyết định Bộ có công bố công khai hay không ...

Đất đai đóng góp bao nhiêu vào hạ tầng giao thông ở Hà Nội?

Hà Nội chuyển đất nông nghiệp (đất công) sang đất đô thị - bất động sản (phi công sản) quy mô rất lớn. Tuy vậy, nguồn tài chính từ đây để đầu tư cho hạ tầng đô thị không tương xứng. Các chỉ tiêu phát triển giao thông đô thị thấp hơn 50%, tỷ phần ngân sách còn thấp hơn.

Sau 17 năm (2003-2020) Hà Nội có thêm 4 cây cầu mới thì duy nhất cầu Vĩnh Tuy do NS đầu tư còn 3 cầu vay ODA thực hiện: Vĩnh Thịnh, Nhật Tân, Thanh Trì. Hà Nội vay nước ngoài hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư ĐSĐT mới đưa vào vận hành 7% (13,5Km/194 Km)

Sau 17 năm (2003-2020) Hà Nội có thêm 4 cây cầu mới thì duy nhất cầu Vĩnh Tuy do NS đầu tư còn 3 cầu vay ODA thực hiện: Vĩnh Thịnh, Nhật Tân, Thanh Trì. Hà Nội vay nước ngoài hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư ĐSĐT mới đưa vào vận hành 7% (13,5Km/194 Km)

Báo cáo rà soát đánh giá QHC 1259 cho biết, giao thông đô thị không đạt mà còn bất cân đối phân bổ nguồn lực. Đường sắt đô thị hiệu suất thấp nhưng tổng đầu tư lớn hơn cho 4 cây cầu qua sông Hồng và lớn hơn cả tổng đầu tư cho đường đô thị hàng chục năm qua.

Đường thủy nạo vét theo lộ trình, đường bộ bị hạn chế do vướng tĩnh không cầu Long Biên và cầu Đuống. Thực tế, 251/300 km (84%) đường thủy vẽ ra trong QHC 1259 trên các sông Tích, Đáy, Nhuệ, Thiếp, Cà Lồ… không hoạt động.

Bố trí ngân sách cho đường thủy dưới 1% (4.100/476.569 tỷ đồng) đã ít lại còn bị cản trở bởi chính các dự án giao thông do ngành giao thông triển khai: cầu Trần Hưng Đạo do TEDI dựa vào tiêu chuẩn Bộ NN&PTNT để vẽ ra tĩnh không 9,5m – thấp hơn các cầu mới (11m).

Chủ đầu tư cầu Đuống mới còn hạ tới 7m cho cầu đường sắt, cầu đường bộ gần đó lại 9,0m… mặc dù Luật đường thủy nội địa đã quy định “Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thủy nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thủy nội địa”.

Các dự án đường bộ xung đột với đường thủy, giải pháp thiết kế còn lạc hậu hơn Cầu Đuống “tự quay" thuận lợi cho đường thủy từ hàng trăm năm trước

Các dự án đường bộ xung đột với đường thủy, giải pháp thiết kế còn lạc hậu hơn Cầu Đuống “tự quay" thuận lợi cho đường thủy từ hàng trăm năm trước

Mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội trong 10 năm tới

Nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô 2021-2030 đặt ra mục tiêu lựa chọn phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, có giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn Thủ đô cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, làm căn cứ và định hướng để lập quy hoạch đô thị, nông thôn nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Các nguyên nhân dẫn đến cần thay đổi mô hình phát triển ĐSĐT: tiếp cận đa ngành thay vì phụ thuộc vào độc quyền nhà tài trợ, yếu kém của tư vấn trong, ngoài nước: giá đầu tư cao/hiệu quả thấp

Các nguyên nhân dẫn đến cần thay đổi mô hình phát triển ĐSĐT: tiếp cận đa ngành thay vì phụ thuộc vào độc quyền nhà tài trợ, yếu kém của tư vấn trong, ngoài nước: giá đầu tư cao/hiệu quả thấp

Thực trạng bố trí dân cư/nguồn lực và không gian đô thị Hà Nội, City Solution đề xuất lấy đổi mới mạng lưới ĐSĐT làm khâu đột phá và lấy tuyến ĐSĐT Yên Viên – Ngọc Hồi làm trọng tâm, bởi tính tương tác và vị trí trọng yếu của tuyến này trong khung phát triển Hà Nội trong 10 năm tới.

Giải pháp là tận dụng tối đa hạ tầng không gian đường sắt/nhà ga và đường phố, khu dân cư tiếp cận hiện có. Lựa chọn loại hình phương tiện phù hợp, công nghệ thích hợp để tạo cơ hội thu hút nguồn vốn đa dạng thay vì phụ thuộc vào nhà tài trợ độc quyền.

Kinh nghiệm quốc tế và City Solution đề xuất mô hình phát triển ĐSĐT tích hợp đa mục tiêu, đa lợi ích. (Các ảnh minh họa do Hanoidata & City Solution cung cấp)

Kinh nghiệm quốc tế và City Solution đề xuất mô hình phát triển ĐSĐT tích hợp đa mục tiêu, đa lợi ích. (Các ảnh minh họa do Hanoidata & City Solution cung cấp)

Tích hợp đa mục tiêu trong một dự án: Phát triển ĐSĐT kết hợp với nâng cấp đô thị, bảo tồn di sản và bảo vệ hành lang an toàn đường sắt, đất dự trữ cho hạ tầng giao thông đô thị vốn bị buông lỏng nhiều năm nay.

Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-dau-tu-cho-ha-tang-do-thi-khong-tuong-xung-825161.html