Giật mình thói quen kỳ lạ của các nhà khoa học lừng danh thế giới

Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới có nhiều đóng góp quan trong cho sự phát triển của nhân loại. Thế nhưng, ít ai có thể ngờ họ có một số thói quen kỳ lạ.

Nhà khoa học nổi tiếng Nikola Tesla (1856 - 1943) đã dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu, sáng chế ra hàng trăm thiết bị. Trong số này, khoảng 300 phát minh của ông được cấp bằng sáng chế. Những sáng chế của ông đều tướng tới tương lai nhằm giúp cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đam mê nghiên cứu khoa học, Tesla có một số thói quen kỳ lạ, thậm chí có phần điên rồ. Ông rất thích con số 3 và cực kỳ ác cảm với việc chạm vào tóc của người khác. Kỳ quặc hơn, ông yêu chim bồ câu thay vì phụ nữ.

Nhà khoa học Tesla thường đi dạo trong công viên để cho bồ câu ăn khi rảnh rỗi và phát triển mối quan hệ thân thiết với một con chim bồ câu trắng thường đến thăm ông mỗi ngày. Ông khiến nhiều người ngỡ ngàng khi bộc lộ về tình yêu: "Tôi yêu con chim bồ câu đó như một người đàn ông yêu phụ nữ và nó cũng yêu tôi. Mục đích của cuộc đời tôi chỉ là bên nó mãi mãi".

Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein đã tạo ra cuộc cách mạng hóa trong ngành vật lý. Ông nổi tiếng với việc công bố thuyết tương đối tổng quát. Ông nhận giải Nobel vật lý năm 1921 vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết và đặc biệt là vì khám phá ra định luật hiệu ứng quang điện, một bước quan trọng trong sự phát triển của thuyết lượng tử.

Trong cuộc sống thường nhật, Einstein có một số thói quen có phần kỳ quặc. Đó là việc ông để mái tóc dài bồng bềnh để ít phải đi cắt tóc.

Einstein còn rất ghét việc phải đi tất. Ông thường đi giày cao cổ để giấu việc không đi tất. Sở dĩ nhà khoa học danh tiếng này ghét đi tất là vì thuở nhỏ ông đi tất được 1 - 2 ngày thì đã làm rách một lỗ.

Điều này khiến Einstein cảm thấy khó chịu với những đôi tất. Ông cho rằng việc đi tất khiến bản thân bị phân tâm khi làm việc. Vậy nên, không không bao giờ đi tất.

Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu nổi tiếng Nhật Bản là tác giả của hơn 3.300 sáng chế. Hầu hết những ý tưởng lớn của ông đều xuất hiện khi ở trạng thái sắp chết đuối.

Theo Tiến sĩ Nakamatsu, khi ở ranh giới của sự sống và cái chết, những ý tưởng tuyệt vời sẽ lóe lên trong đầu ông.

Tiến sĩ Nakamatsu có thói quen đặc biệt là thường làm việc trong phòng kín hoàn toàn và dát vàng 24K. Ông làm như vậy vì tin rằng, môi trường làm việc như vậy sẽ ngăn chặn được sóng vô tuyến và truyền hình ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo.

Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giat-minh-thoi-quen-ky-la-cua-cac-nha-khoa-hoc-lung-danh-the-gioi-1849085.html