Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields danh giá

11 giờ sáng nay 19.8, đại hội liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad (HICC), thành phố Hyderabad - bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). ICM là hội nghị lớn nhất thế giới về toán, được tổ chức bốn năm một lần.

Đúng 12h55 giờ Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu đã vinh dự được nhận giải thưởng Fields giải thưởng quốc tế danh giá được ví như một giải “Nobel toán học.” Đây là thời khắc lịch sử của Khoa học Việt Nam. Ông đã làm rạng danh đất nước. GS Ngô Bảo Châu nhận giải từ Tổng thống Ấn Độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu bên cạnh 2 người đạt giải khác ICM 2010 diễn ra liên tục từ ngày 19.8 - 27.8 với sự tham dự nhiều nhà toán học tên tuổi đến từ khắp thế giới, gồm nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất là phiên khai mạc sẽ bắt đầu từ 11g hôm nay (giờ VN) và được nhiều người quan tâm vì gắn liền với cơ hội giành được giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu vào lúc 14g chiều cùng ngày. Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patin sẽ tuyên bố khai mạc ICM 2010. Theo thông lệ, phiên khai mạc sẽ được đánh dấu bằng sự kiện được giới toán học toàn thế giới trông đợi: công bố các nhà toán học được nhận giải thưởng Fields và các giải thưởng khác của Liên đoàn toán học thế giới bao gồm giải Nevanlinna, giải Gauss và giải thưởng Chern. Trong đó, giải Chern là giải thưởng mới, lần đầu tiên được trao tặng tại ICM 2010 Hyderabad nhằm vinh danh một cá nhân đã có những thành tựu trọn đời trong lĩnh vực toán học được ghi nhận ở mức độ đặc biệt xuất sắc. Cùng với huy chương, người đoạt giải sẽ nhận được một phần thưởng 500.000 USD. Có mặt tại Hyderabad từ ngày 13.8 cùng gia đình và nhiều đồng nghiệp từ VN, GS Ngô Bảo Châu đang được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng Fields. Ngoài ra, đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu cũng đã đến Hyderabad để tham dự phiên khai mạc và lễ công bố giải thưởng của ICM 2010. Fields - Nobel toán học GS Châu là một trong 20 nhà toán học được mời trình bày báo cáo công trình khoa học và thành tựu nghiên cứu tại đại hội. Đồng thời ông cũng là một trong hai nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời thuyết trình tại ICM 2010. Như vậy, với giải thưởng Fields danh giá này, GS Ngô Bảo Châu đã lập một kỳ tích và mang lại vinh quang đặc biệt cho Việt Nam. Trong suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990). Được mệnh danh là nữ hoàng của khoa học thuần túy, toán hiện diện khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong mọi ngành khoa học. Đặc biệt nếu không có toán, thì vật lý và hóa học không thể có những bước đi “khủng” từ hơn một thế kỷ nay. Xuất hiện từ năm 1936, giải thưởng Fields là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán, mà sở hữu chủ là Hiệp hội toán học quốc tế (IMU - International Mathematical Union), một hiệp hội của cộng đồng toán học thế giới. Hai giải Nobel và Fields có vài tương đồng nhưng đồng thời cũng nhiều dị biệt. Hầu như mọi người đều đồng ý đây là hai giải thưởng cao quý nhất trong ngành, vì thế cộng đồng khoa học thường đánh giá Fields là Nobel của toán học. Ngoài ra, hai giải này chỉ dành cho những người còn sống. Nếu có một nhà khoa học nào đó qua đời, những thành tựu của họ sẽ không bao giờ được xem xét đến dù rất lỗi lạc. Khi nói đến những dị biệt, đầu tiên người ta nghĩ ngay đến giới hạn về tuổi tác của giải Fields: chỉ tặng cho những tài năng trẻ, tuổi dưới 40. Sự kiện này đã gây một số thiệt thòi cho những tài năng nở muộn. Trong khi đó giải Nobel lại không bị giới hạn về tuổi tác. Cảnh tượng những nhà khoa học về chiều nhận Nobel cho những thành tựu từ hàng chục năm trước (mà bây giờ người ta mới thấy được giá trị đích thực của nó) rất thường xảy ra. Một sự khác biệt quan trọng khác: Nobel được tặng hàng năm trong khi Fields cứ mỗi bốn năm. Vì cứ mỗi bốn năm và chỉ dành cho những nhà toán học trẻ cho nên sự chọn lọc rất gắt gao, và nếu “lỡ chuyến tàu” thì chưa chắc đã có dịp may thứ hai. Để bù lại, giải Fields được cấp cho nhiều người, từ 2 – 4, cho những ngành hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó mỗi giải Nobel tối đa chỉ ba người, và cũng chỉ trên một đề tài duy nhất. Ngoài ra về phương diện tài chính, người nhận giải Fields được tặng khoảng 15.000 USD, chỉ khoảng hơn 1% của giải Nobel (khoảng 1,4 triệu USD). (Tổng hợp)

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=21341