Giao lưu trực tuyến: 'Các mô hình lồng ghép tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đang triển khai tại địa phương'

Các chuyên gia nhận định, thực hiện khám sức khỏe trước khi kết hôn được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số, giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Đúng 16h ngày 20/12 chương trình giao lưu trực tuyến “Các mô hình lồng ghép tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đang triển khai tại địa phương” bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên trái) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các khách mời (từ phải qua): Ông Nguyễn Văn Phỏng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình; Bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; BSCKI Hồ Thị Thanh Thủy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên. Ảnh chương trình giao lưu: Chí Cường

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Ở các nước phát triển, khám sức khỏe trước khi kết hôn là một việc làm bắt buộc và được đón nhận một cách nghiêm túc. Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Tại Việt Nam, đã có nhiều người ý thức trong việc khám sức khỏe trước hôn nhân tuy nhiên vẫn còn một bộ phận thờ ơ, khi chẳng may có điều gì đó xảy ra là lập tức đổ lỗi cho nhau, gây bất hòa, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là việc làm cần thiết để có một cuộc sống vợ chồng lành mạnh và là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ảnh minh họa

Theo ghi nhận ở nhiều địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trên thực tế nhiều người lâu nay vẫn còn tâm lý e ngại khám sức khỏe trước khi kết hôn. Một số người còn lo sợ nếu chẳng may phát hiện ra bệnh tật sẽ khó lấy vợ, lấy chồng. Chính rào cản tâm lý này đã khiến việc thực hiện khám sức khỏe trước khi kết hôn thường bị bỏ qua.

Tuy nhiên, theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Do đó, để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh mang lại hạnh phúc gia đình, các chuyên gia khuyến cáo, các bạn trẻ nên thực hiện khám sức khỏe trước kết hôn. Việc này được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Thời gian qua, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng dân số, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân. Mô hình này đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, dần thay đổi nhận thức của nhiều bạn trẻ.

Theo đó, mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân sẽ thực hiện đối với nam nữ trước khi kết hôn. Sau khi được tư vấn về những nội dung của chương trình thì việc thăm khám đối với nam nữ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh mang lại hạnh phúc gia đình, các chuyên gia khuyến cáo, các bạn trẻ nên thực hiện khám sức khỏe trước kết hôn. Ảnh minh họa

Thứ nhất: Khám tổng thể chung. Thứ hai: Thực hiện việc thăm khám để phát hiện rối loạn cơ năng, những bất thường ở bộ phận sinh dục. Nếu như có nghi ngờ thì chuyển tới khám chuyên khoa sâu để xác định những bất thường ở cơ quan sinh sản, những bệnh lý của các cơ quan ví dụ như: tim, phổi, thận...

Bên cạnh đó, thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch ở âm đạo đối với nữ và dịch niệu đạo đối với nam để phát hiện các viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (có thể HIV). Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện người mang gen bệnh. Đối với người mang gen bệnh, người mắc bệnh tim, HIV sẽ cần phải có tư vấn tiếp về các bệnh tật liên quan đến hôn nhân để tư vấn cho đối tượng lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của mô hình Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn giúp dự phòng sinh ra những đứa con khỏe mạnh, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Các mô hình lồng ghép tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đang triển khai tại địa phương" trên chuyên trang điện tử Giadinh.suckhoedoisong.vn vào lúc 16h ngày 20/12/2022.

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHÍA DƯỚI BÀI VIẾT.

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Họ và tên

Email

Nội dung

Gửi

Giadinh.suckhoedoisong.vn

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/16h-ngay-20-12-giao-luu-truc-tuyen-cac-mo-hinh-long-ghep-tu-van-kham-suc-khoe-truoc-khi-ket-hon-dang-trien-khai-tai-dia-phuong-172221219203330585.htm