Gian nan cuộc chiến bảo vệ rừng giữa vòng vây 'lâm tặc'

Với diện tích rừng nguyên sinh lớn, những cánh rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai trở thành 'miếng mồi' béo bở 'lâm tặc' ngày đêm chầu trực triệt hạ.

Gian nan giữ rừng

Một ngày đầu tháng Tư, sau nghiều lần lỡ hẹn, chúng tôi có mặt tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai để cùng anh em ban quản lý, chuẩn bị hành trang cho chuyến hành trình tuần tra, bảo vệ rừng.

Lỉnh kỉnh đồ đạc chất lên chiếc xe ô tô chuyên dụng của ban quản lý, đoàn chúng tôi bắt đầu xuất phát. Lúc này, khoảng 9h sáng, nhưng chúng tôi dần cảm nhận được sự khắc nhiệt của tiết trời mùa khô Tây Nguyên, nắng gắt, trời không một gợn gió.

Xe di chuyển được khoảng 30p, khi đi ngang qua khu chợ tạm ven đường, ông Nguyễn Trường Hải, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai ra hiệu lệnh dừng xe.

Theo chân vị Trưởng ban len lỏi vào trong chợ, vừa đi ông Hải trăn trở: “Từ đây, vào đến vị trí trạm gác rừng còn rất xa, anh em ở trong đó rất vất vả, thiếu thốn đủ thứ. Mùa khô, nước tại các con suối rút cạn, xe ô tô mới đi được, chứ mùa mưa thì “bó phép”. Một lần đi là một lần khó, sẵn tiện có xe ô tô mình mua ít đồ tươi vào tiếp tế, cải thiện bữa ăn cho anh em. Dù vật chất chẳng đáng là bao nhưng cái chính là để động viên khích lệ tinh thần anh em, giữ nhiệt huyết, an tâm công tác, không xa ngã trước cái xấu”.

Đường dốc cao xe không bò lên nổi lực lượng bản quản lý người thay nhau người đẩy phái sau, người dắt phía trước để vượt dốc.

Hai tay sách hai bịch ni lon nặng trĩu, bên trong là vài cân thịt lợn vài con cá tươi, rau xanh, kèm theo ít mắn, muối chất lên xe, ông Hải giục tài xế khẩn trương lên đường.

Trong hành trình ngược ngàn, chúng tôi có dịp được nghe các anh em trong ban quản lý hồ hởi trải lòng về những vất vả, thăng trầm của nghề bảo vệ rừng. Cứ thế, chúng tôi say sưa, chìm đắm bởi câu chuyện của các anh trong những đêm mưa rừng rét mướt, những lần giáp mặt với lâm tặc để giữ cho những cánh rừng mãi xanh.

Tiếng trò chuyện, cười đùa rôm rả, tuy nhiên sau hơn một tiếng đồng hồ di chuyển, càng về trưa cái nắng càng “rát bỏng” ai nấy cũng mệt lả rồi im bặt. Tài xế, luôn phải gồng mình đối mặt với cung đường quanh co, uốn lượn, xe liên tục chao đảo, người ngồi trong xe như bị bế sốc lên rồi ném xuống.

Anh em trong ban quản lý kiểm tra châm đầy xăng xe đảm bảo chuyến đi tuần tra, bảo vệ rừng.

Sau gần 2 giờ đồng hồ, di chuyển bằng xe ô tô, chúng tôi dừng chân nghỉ tại trạm gác rừng đầu tiên nằm chót vót trên đỉnh đồi. Trạm gác, là một căn chòi lợp tôn tạm bợ, không điện thắp sáng, và không có sóng điện thoại.

Thấy xe ô tô đáp trước cửa, đôn đã, ra đón chúng tôi là một nhân viên bảo vệ rừng với tuổi đời còn khá trẻ, gương mặt cháy nắng, đen nhẻm. Mặt trời đứng bóng, nắng như đổ “lửa” ngồi dưới mái nhà tôn ai nấy mồ hôi ướt đẫm.

Rừng già giữa vòng vây “lâm tặc”

Suất ăn trưa nay, chúng tôi mỗi người chia nhau một cái bánh chưng lót dạ. Tay gỡ lạt bóc bánh, anh Ngô Đức Long, (SN 1996, ngụ tỉnh Kon Tum) nhân viên bảo vệ rừng tại chốt trải lòng: “Mình tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư lâm nghiệp, trường đại Học Nông Lâm, TP.HCM. Sau khi ra trường mình về công tác tại ban quản lý đến nay được hơn ba năm. Ban đầu, mình rất hụt hẫng, chán nản, bởi điều kiện ăn ở thì thiếu thốn bộn bề, nơi làm việc “thâm sơn cùng cốc” đường đồi núi hiểm trở đi lại rất khó khăn. Nản nhất là nơi ở không có điện, sóng điện thoại không có mỗi lần gọi điện phải đi bộ lên tít trên đồi cao nhưng sóng cũng chập chờn”.

Bữa cơm trưa đạm bạc của anh em lực lượng ban quản lý trong những lần tuần tra, bảo vệ rừng.

“Nhiều lúc ngồi suy nghĩ, cũng chạnh lòng chẳng lẽ để tuổi xuân của mình chôn vùi nơi rừng thiêng nước độc. Nhưng được sự động viên, của lãnh đạo, anh em trong cơ quan mình có thêm động lực vượt qua khó khăn. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, mình lại thấy yêu, gắn bó với rừng với thiên nhiên. Nhiều được nghỉ phép ở nhà vài hôm lại lấy nhớ rừng, nhớ tiếng hót, nhớ những cung đường mình bao đi qua”.

Nhấp ngụm nước, nuốt trôi miếng bánh chưng cắn dở có chút nghẹn ngào nơi cổ họng chúng tôi vội vã lên đường. Lần này, phải băng cắt qua ngọn đồi cao dốc đứng, bỏ lại ô tô chúng tôi cưỡi trên những chiếc xe máy “đặc chủng” lên đường.

Hang đá, nơi anh em nghỉ ngơi trong thời tiết khắc nghiệt của mùa khô ở Tây Nguyên.

Sườn núi, dốc lên thẳng đứng, tiếng pô xe “đặc chủng” vang lên nhức nhói như muốn xe toạc cả rừng xanh. Đứng trên đồi cao, chỉ tay về phía công trường của một đơn vị đang khai thác rừng trồng ông Hải cho biết: “Từ khi đơn vị này thực hiện việc khai thác keo, anh em trong ban quản lý “đứng ngồi không yên” lo lắng rừng bị xâm hại. Bởi khu vực họ đang khai thác keo, trở thành “điểm nóng” bởi bao bọc xung quanh là những cánh rừng nguyên sinh nơi có những cây gỗ có tuổi đời hàng trăm năm, lâu nay luôn bị “lâm tặc” dòm ngó. Chúng tôi lo ngại, các đối tượng “lâm tặc” lợi dụng trà trộn vào các đơn vị khai thác keo, lên rừng khai thác gỗ trái phép trà trộn vào gỗ keo chở ra khỏi rừng”.

Theo ông Hải để phòng ngừa trường hợp này, ông đã điều động thêm các nhân viên bảo vệ rừng từ các nơi khác về “điểm nóng”này để hàng ngày tuần tra, kiểm tra, giám sát nêu phát hiện có đấu hiệu manh nha phá rừng lập tức có phương án kịp thời xử lý.

Theo ông Nguyễn Trường Hải, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, ngoài việc giữ bảo vệ rừng, nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là hàng năm đơn vị phối hợp với người dân, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện việc trồng cây phủ xanh đồi trọc.

Ngoài ra, ông Nguyễn Trường Hải, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai phân trần: “Hiện đơn vị được giao quản lý hơn 22 nghìn héc ta rừng, trong đó có hơn 14 nghìn héc ta là rừng tự nhiên, mật độ cây rừng dày, nhiều cây có tuổi đời hằng trăm năm. Do đó, “lâm tặc” nhiều tốp lăm le để ý khiến chúng tôi rất lo lắng. Trong khi đó, tính tới thời điểm này, cả cơ quan chỉ có 18 người phải thực hiện nhiệm vụ kép giữ rừng và trồng rừng rất vất vả. Thậm chí nhiều anh em làm được một thời gian không chịu đựng được sự vất vả, khổ cực, lương thấp nên xin nghỉ đây cũng là một vấn đề tôi luôn canh cánh trong lòng”.

Mặt trời dần khuất sau lưng đồi, cũng là lúc chúng tôi trên hành trình trở về sau một ngày thẩm thấu, sự gian truân, vất vả của những con người làm công tác bảo vệ rừng. Mong cho các anh, chân cứng đá mềm giữ cho những cánh rừng của đại ngàn mãi xanh tươi.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/gian-nan-cuoc-chien-bao-ve-rung-giua-vong-vay-lam-tac-a549334.html