Giải mã lai lịch chiến hạm Vương quốc Anh vừa ghé thăm Việt Nam

Tàu khu trục HMS Richmond là một trong những tàu chiến hiện đại hàng đầu của Vương quốc Anh, con tàu đã cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa và bắt đầu chuỗi hoạt động hợp tác song phương trong 4 ngày thăm Việt Nam.

Hai tháng sau chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc Phòng Anh tới Việt Nam, Hải quân Anh tiếp tục đưa khinh hạm HMS Richmond đến biển Đông để nhấn mạnh cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ đối tác của Vương quốc Anh với Việt Nam.

Hai tháng sau chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc Phòng Anh tới Việt Nam, Hải quân Anh tiếp tục đưa khinh hạm HMS Richmond đến biển Đông để nhấn mạnh cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ đối tác của Vương quốc Anh với Việt Nam.

Theo thông tin được Hải quân Anh đăng tải, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 10 năm quan hệ quốc phòng giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Trước đó ba tàu chiến khác của Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã tới Việt Nam trước HMS Richmond là HMS Daring (2013), HMS Albion (2018) và HMS Enterprise (2020).

Theo thông tin được Hải quân Anh đăng tải, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 10 năm quan hệ quốc phòng giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Trước đó ba tàu chiến khác của Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã tới Việt Nam trước HMS Richmond là HMS Daring (2013), HMS Albion (2018) và HMS Enterprise (2020).

HMS Richmond là một khinh hạm thuộc lớp Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh. Con tàu được hạ thủy vào ngày 6/4/1993 và bắt đầu khởi hành từ xưởng đóng tàu trên sông Tyne vào tháng 11/1994. Con tàu được đặt tên theo tước hiệu của Quận công Richmond.

HMS Richmond là một khinh hạm thuộc lớp Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh. Con tàu được hạ thủy vào ngày 6/4/1993 và bắt đầu khởi hành từ xưởng đóng tàu trên sông Tyne vào tháng 11/1994. Con tàu được đặt tên theo tước hiệu của Quận công Richmond.

Nhiệm vụ đầu tiên của tàu HMS Richmond được triển khai là vào năm 1997, con tàu tới vùng Viễn Đông và thăm cảng Vladivostok, một căn cứ hải quân quan trọng của Nga. Với chuyến đi này, Richmond đã trở thành tàu Hải quân Anh đầu tiên đến thăm Vladivostok trong hơn 100 năm qua.

Nhiệm vụ đầu tiên của tàu HMS Richmond được triển khai là vào năm 1997, con tàu tới vùng Viễn Đông và thăm cảng Vladivostok, một căn cứ hải quân quan trọng của Nga. Với chuyến đi này, Richmond đã trở thành tàu Hải quân Anh đầu tiên đến thăm Vladivostok trong hơn 100 năm qua.

Năm 1998, Richmond tham gia hai cuộc tập trận hải quân quan trọng của NATO và đến New York để tham gia Tuần lễ Hạm đội Hải quân Mỹ. Năm 1999, Richmond được điều động đến Nam Đại Tây Dương trong nhiệm vụ tuần tra Nam Đại Tây Dương và trải qua một cuộc đại tu lớn kết thúc vào năm 2000.

Năm 1998, Richmond tham gia hai cuộc tập trận hải quân quan trọng của NATO và đến New York để tham gia Tuần lễ Hạm đội Hải quân Mỹ. Năm 1999, Richmond được điều động đến Nam Đại Tây Dương trong nhiệm vụ tuần tra Nam Đại Tây Dương và trải qua một cuộc đại tu lớn kết thúc vào năm 2000.

Vào tháng 10/2015, Richmond đã được triển khai đến Địa Trung Hải để hỗ trợ cuộc chiến của EU chống lại những kẻ buôn lậu người, do những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria. Con tàu còn tham gia nhiều hoạt động quốc tế khác trên khăp thế giới.

Vào tháng 10/2015, Richmond đã được triển khai đến Địa Trung Hải để hỗ trợ cuộc chiến của EU chống lại những kẻ buôn lậu người, do những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria. Con tàu còn tham gia nhiều hoạt động quốc tế khác trên khăp thế giới.

Khinh hạm HMS Richmond, số hiệu F239, là chiếc thứ 10 trong loạt 16 tàu lớp Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trọng tải tiêu chuẩn 4.900 tấn. Chiều dài 133 mét, chiều rộng 16,1 mét, mớn nước 7,3 mét. Tốc độ 28 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động là 7.800 hải lý. Thủy thủ đoàn là 185 người.

Khinh hạm HMS Richmond, số hiệu F239, là chiếc thứ 10 trong loạt 16 tàu lớp Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trọng tải tiêu chuẩn 4.900 tấn. Chiều dài 133 mét, chiều rộng 16,1 mét, mớn nước 7,3 mét. Tốc độ 28 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động là 7.800 hải lý. Thủy thủ đoàn là 185 người.

Tàu được trang bị động cơ CODLAG tua bin khí kết hợp diesel-điện hai trục. Vũ khí chính bao gồm hệ thống vũ khí điện tử với bộ gây nhiễu Seagnat 4 x 6 ống, bộ mô phỏng âm thanh DFL2/3.

Tàu được trang bị động cơ CODLAG tua bin khí kết hợp diesel-điện hai trục. Vũ khí chính bao gồm hệ thống vũ khí điện tử với bộ gây nhiễu Seagnat 4 x 6 ống, bộ mô phỏng âm thanh DFL2/3.

Tiếp theo là pháo hạm 114 mm/55 AU Mark 8. Pháo phòng không gồm súng máy phòng không 30 mm DS30M Mark 2, súng máy đơn, súng máy M134. Vũ khí tên lửa gồm hệ thống 4 PU Harpoon; WPU Sea Wolf, 32 tên lửa.

Tiếp theo là pháo hạm 114 mm/55 AU Mark 8. Pháo phòng không gồm súng máy phòng không 30 mm DS30M Mark 2, súng máy đơn, súng máy M134. Vũ khí tên lửa gồm hệ thống 4 PU Harpoon; WPU Sea Wolf, 32 tên lửa.

Vũ khí chống ngầm trên tàu bao gồm 2 ống phóng ngư lôi 324 mm. Tàu còn được trang bị nhà chứa máy bay trực thăng (Lynx HMA8). Năm 2015 tàu thực hiện chuyến đi kéo dài 9 tháng đến Trung Đông, sau đó cùng Hải quân Ấn Độ tham gia tuần tra ở Ấn Độ Dương.

Vũ khí chống ngầm trên tàu bao gồm 2 ống phóng ngư lôi 324 mm. Tàu còn được trang bị nhà chứa máy bay trực thăng (Lynx HMA8). Năm 2015 tàu thực hiện chuyến đi kéo dài 9 tháng đến Trung Đông, sau đó cùng Hải quân Ấn Độ tham gia tuần tra ở Ấn Độ Dương.

Trong chuyến thăm Việt Nam, thuyền trưởng Hugh Botterill khẳng định sự xuất hiện của tàu HMS Richmond là thể hiện cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm các đối tác khu vực quan trọng như Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam, thuyền trưởng Hugh Botterill khẳng định sự xuất hiện của tàu HMS Richmond là thể hiện cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm các đối tác khu vực quan trọng như Việt Nam.

Chuyến thăm của tàu chiến HMS Richmond nhằm tái khẳng định chiến lược hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Vương quốc Anh và cam kết của Anh trong việc mở rộng mối quan hệ quốc phòng với các đối tác chủ chốt trong khu vực. Nguồn ảnh: UKnavy/TTXVN.

Chuyến thăm của tàu chiến HMS Richmond nhằm tái khẳng định chiến lược hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Vương quốc Anh và cam kết của Anh trong việc mở rộng mối quan hệ quốc phòng với các đối tác chủ chốt trong khu vực. Nguồn ảnh: UKnavy/TTXVN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-lai-lich-chien-ham-vuong-quoc-anh-vua-ghe-tham-viet-nam-1601983.html