Giấc mơ tên lửa hành trình Taurus của Ukraine tan biến vì sao?

Với việc không đặt hàng sản xuất mới tên lửa Taurus từ nhà sản xuất, điều này đồng nghĩa với việc Đức đã cự tuyệt chuyển giao tên lửa tối tân này theo đề nghị của Ukraine.

Việc sản xuất tên lửa tàng hình Taurus của Đức đã phải dừng lại do không nhận thêm được đơn đặt hàng từ chính phủ cho quân đội.

Hiện tại, các quy định của chính phủ Đức yêu cầu nhà sản xuất không được tự ý sản xuất loại vũ khí này để cất giữ, nếu không có đơn đặt hàng đã được chính phủ thông qua.

Tên lửa tàng hình Taurus đang là đề tài nóng khi mà Ukraine liên tục yêu cầu, trong khi Đức thì luôn tìm cách từ chối.

Loại tên lửa này được đánh giá là một trong những vũ khí tấn công tầm xa hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Taurus có thể đạt tốc độ lên tới 900 km/h, duy trì độ cao gần như sát mặt đất là 50 mét. Điều này giúp tên lửa tránh bị radar hoạt động của đối phương phát hiện và đánh chặn.

Khoảng cách bay xa nhất của tên lửa Taurus là 500 km, mang được đầu đạn chứa 481 kg thuốc nổ.

Thomas Gottschild, lãnh đạo công ty sản xuất Taurus cho biết, việc không có đơn đặt hàng mới, dòng tên lửa này sẽ đồng nghĩa với việc nhà máy phải ngừng hoạt động.

Điều này buộc công ty sẽ phải sa thải lượng lớn nhân sự từng phụ trách làm việc để sản xuất loại tên lửa này.

Hơn nữa, thay vì tạo ra lợi nhuận, dây chuyền sản xuất bị dừng lại sẽ phải chịu lỗ do trì trệ.

Nếu ngừng lại, sau này để khôi phục các dây chuyền sản xuất dòng tên lửa này sẽ phải tốn thời gian và ngân sách cực lớn.

Dù nhận được cảnh báo từ nhà sản xuất, phía thủ tướng Đức vẫn giữ quan điểm không chuyển tên lửa Taurus cho Ukraine.

Điều này được Berlin giải thích rằng vì lo ngại Ukraine dùng chúng để tấn công vào lãnh thổ Nga, từ đó sẽ làm xung đột Đông Âu chuyển hướng lan rộng.

Hiện quân đội Đức được cho là đang sở hữu 600 quả tên lửa Taurus.

Trong số này 50% số tên lửa sẵn sàng hoạt động chiến đấu.

Số còn lại ở dạng niêm cất và cần phải nâng cấp và cần có thời gian hiệu chỉnh nâng cấp nếu đưa vào trạng thái trực chiến.

Hiện tại, Đức vẫn đang duy trì trạng thái kiểm tra định kỳ nhằm cho số tên lửa Taurus đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Đầu tháng 2 năm nay, Ukraine đã bày tỏ hy vọng sẽ nhận được tên lửa hành trình Taurus từ Đức.

Chính phủ Đức hiện tại vẫn nổi tiếng về sự thận trọng trong việc chuyển những vũ khí công nghệ cao như tên lửa Taurus cho chiến sự tại Đông Âu.

Khi Tổng thống Ukraine Zelensky gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin vừa qua, ông Scholz đã cam kết cung cấp gói viện trợ trị giá 8 tỷ euro cho Kiev. Sự hỗ trợ này bao gồm nhiều loại vũ khí khác nhau. .

Tuy nhiên, số vũ khí này dự kiến sẽ không được chuyển giao cho lực lượng Ukraine trong giai đoạn 2025-2027 không có sự xuất hiện của tên lửa Taurus.

Được phát triển bởi Taurus Systems, một liên doanh giữa MBDA Đức và Saab Bofors Dynamics của Thụy Điển, Taurus KEPD 350 được đánh giá là loại tên lửa hành trình cực nguy hiểm.

Tên lửa Taurus có thể tấn công chính xác vào nhiều mục tiêu khác nhau, từ hầm trú ẩn cho tới trận địa phòng không cho tới kho tàng bến bãi.

Để đạt được tốc độ cận âm, tên lửa Taurus được trang bị động cơ phản lực cánh quạt tiên tiến. Kích thước của tên lửa đạt chiều dài 5 mét, tổng trọng lượng khoảng 1.400 kg.

Thiết kế của tên lửa đạt khả năng tàng hình tránh bị phát hiện, Taurus được trang bị radar bắt bám địa hình giúp nó có thể bay ở độ cao thấp.

Tầm bắn vượt trội của tên lửa Taurus giúp bảo vệ máy bay mang phóng nằm ngoài tầm với của các hệ thống phòng không.

Hiện nay các mẫu máy bay như Tornado, Eurofighter Typhoon, F-15 và Gripen đều có thể mang và phóng tên lửa Taurus.

Với việc không đặt hàng mới, Đức vẫn giữ số lượng tên lửa Taurus vừa đủ để trang bị trực chiến, vì vậy đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ tan biến giấc mơ sở hữu loại tên lửa hành trình nguy hiểm này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/giac-mo-ten-lua-hanh-trinh-taurus-cua-ukraine-tan-bien-vi-sao-post571921.antd