Ghi nhận thêm một ca tử vong do sốt xuất huyết

Mới đây, BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vừa tử vong là chị N.T.N (36 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội).

Theo BS Đồng Phú Khiêm, khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 23/7, trong tình trạng sốt cao 2 ngày, tụt huyết áp và đau hạ sườn phải.

Ngay lập tức chị N. được cho nhập viện theo dõi sốc sau mắc sốt xuất huyết. Dù được điều trị tích cực song khả năng đáp ứng của bệnh nhân kém. Đến ngày 26/7, tình trạng chị N. bắt đầu chuyển nặng, kèm rối loạn đông máu rất nặng, sốc, tổn thương não, suy thận vô liệu hoàn toàn, suy đa tạng.

Đến ngày 7/8, bệnh nhân bắt đầu rơi vào trạng thái suy tuần hoàn và đã tử vong vào chiều tối cùng ngày.

BS Khiêm cho biết, hoàn cảnh của chị N. rất khó khăn. Chồng đã mất từ lâu, mình chị nuôi con trai 15 tuổi ăn học. 2 mẹ con phải thuê trọ tại quận Hoàng Mai.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, đây là ca thứ 6 do sốt xuất huyết tại Hà Nội. Trong đó có 4 trường hợp là người lớn mắc sốt xuất huyết trên nền bệnh cảnh khác (nhiễm khuẩn, đái tháo đường, huyết áp cao, rung nhĩ) và 1 trường hợp 8 tuổi dương tính với sốt xuất huyết kèm bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn.

Đã có tới 6 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Hà Nội. Ảnh: T.Hạnh/Vietnamnet

Như vậy, đây là ca tử vong thứ 6 tại Hà Nội tính từ đầu năm do sốt xuất huyết. Trước đó có 4 trường hợp là người lớn mắc sốt xuất huyết trên nền bệnh cảnh khác (nhiễm khuẩn, đái tháo đường, huyết áp cao, rung nhĩ) và một trường hợp 8 tuổi dương tính với sốt xuất huyết kèm bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, hiện cả nước đã ghi nhận 71.410 trường hợp mắc, 19 người tử vong, số mắc tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tuần liên tiếp gần đây, mỗi tuần Hà Nội đều ghi nhận thêm 2.400- 2.700 ca mắc sốt xuất huyết mới, nâng tổng số mắc lên gần 12.000 ca, tập trung chủ yếu ở một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình và huyện Thanh Trì.

Nhận biết dấu hiệu mắc sốt xuất huyết

Theo TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân và người nhè bệnh nhân nên nhận biết các giai đoạn của sốt xuất huyết để có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh tránh những biến chứng đáng tiếc.

Giai đoạn sốt

Lâm sàng: BN sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày. Nghiệm pháp dây thắt dương tính. Chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da xung huyết, phát ban. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Có thể nổi hạch.

Cận lâm sàng: Hematocrit bình thường. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm. Số lượng bạch cầu thường giảm.

Các dấu hiệu cảnh báo

Lâm sàng: BN đau bụng hoặc tăng cảm giác đau. Nôn liên tục. Ứ dịch trên lâm sàng. Xuất huyết niêm mạc. Ý thức u ám, kích thích. Gan to > 2 cm.

Xét nghiệm: Tăng hematocrit cùng với giảm nhanh số lượng tiểu cầu.

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 4-6. Nhiệt độ bắt đầu giảm xuống còn 37.5 – 38 o C, có khi còn 36 o C. Tăng tính thấm thành mạch xuất hiện đồng thời với tăng Hematocrit. Thời gian thoát huyết tương có ý nghĩa lâm sàng thường kéo dài 24–48h. Sau khi bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bắt đầu giảm thấp và thường xảy ra trước khi thoát huyết tương

Tình trạng thoát dịch có thể phát hiện bằng siêu âm. Mức độ tăng Hct so với giá trị nền tỷ lệ với mức độ thoát huyết tương.

Những bệnh nhân sau khi hết sốt, không có biến chứng: Dengue không nặng

Có những bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo: tiên lượng Dengue nặng. Trường hợp Dengue có dấu hiệu cảnh báo sẽ phục hồi nếu bù dịch đường tĩnh mạch sớm và đúng, và được xử trí xuất huyết tốt. Một số ca sẽ nặng lên và tiến triển thành Dengue nặng

Biểu hiện thoát huyết tương: Tràn dịch màng phổi. Tràn dịch mạng bụng. Nề mi mắt và da căng. Hct tăng. Albumin máu giảm. Biểu hiện sốc

Biểu hiện sốc: Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. Huyết áp hạ ( HATT < 90 mmHg hoặc giảm 30 mmHg so với HA nền ), hoặc kẹt ( HATT – HATTr ≤ 20 mmHg. Lạnh chi, nổi vân tím. Thiểu niệu: lượng nước tiểu < 20 ml/h.

Biểu hiện xuất huyết. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Biểu hiện xuất huyết

Xuất huyết trên da: Xuất huyết dạng đầu đinh ghim trên nền da xung huyết. Bầm tím nơi tiêm, lấy máu.

Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam. Chảy máu chân răng. Rối loạn kinh nguyệt

Xuất huyết nội tạng: Xuất huyết đường tiêu hóa. Xuất huyết não. Chảy máu phổi. Chảy máu trong cơ

Các biểu hiện lâm sàng khác

Rối loạn chức năng gan. Rối loạn tri giác. Suy hô hấp. Rối loạn nhịp tim…

Giai đoạn hồi phục

Phần lớn bệnh nhân hết sốt và không có biến chứng nặng và sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày.

Những trường hợp có thoát huyết tương thì trong giai đoạn này sẽ tái hấp thu lại lòng mạch gây quá tải thể tích thì không được truyền dịch trong giai đoạn này.

Nguồn: Vietnamnet, VOV, Sức khỏe đời sống

Hoàng Duy (Tổng hợp)

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/ghi-nhan-them-mot-ca-tu-vong-do-sot-xuat-huyet-d50214.html