Gấu trúc panda không còn nằm trong diện có nguy cơ bị tuyệt chủng

Hồi đầu tháng 9 này, Ủy ban quốc tế về bảo tồn sinh vật tự nhiên (IUfCN) đã vui mừng cho biết họ đã bỏ gấu trúc panda ra khỏi danh sách các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, giờ đây chúng đang nằm trong diện "có nguy cơ bị đe dọa số lượng" mà thôi. Trước đây gấu trúc panda được xếp vào Sách Đỏ và thuộc dạng động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, rất may là trong 10 năm trở lại đây, nhờ nỗ lực của các ban ngành bảo tồn thiên nhiên mà số lượng gấu trúc sống trong tự nhiên ở Trung quốc đã tăng 17%.

Hồi đầu tháng 9 này, Ủy ban quốc tế về bảo tồn sinh vật tự nhiên (IUfCN) đã vui mừng cho biết họ đã bỏ gấu trúc panda ra khỏi danh sách các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng , giờ đây chúng đang nằm trong diện "có nguy cơ bị đe dọa số lượng" mà thôi. Trước đây gấu trúc panda được xếp vào Sách Đỏ và thuộc dạng động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, rất may là trong 10 năm trở lại đây, nhờ nỗ lực của các ban ngành bảo tồn thiên nhiên mà số lượng gấu trúc sống trong tự nhiên ở Trung quốc đã tăng 17%.

Gấu trúc có nguồn gốc ở Trung quốc, đặc điểm nhận dạng của nó là lông mình và lông phần đầu màu trắng, lông ở lưng, 2 chân, 2 mắt và 2 tai màu đen. Trước đây, tình trạng tàn phá rừng và thiên nhiên ở Trung quốc đã suýt khiến gấu trúc bị tuyệt chủng, rất may là IUfCN đã can thiệp kịp thời, cứu lấy loài vật dễ thương này. Hiện nay, theo thống kê thì có khoảng 2000 cá thể gấu trúc sinh sống trong tự nhiên, tăng 17% so với trước đây, kèm theo đó là khoảng trên dưới 200 cá thể sống trong các vườn thú, khu bảo tồn ở khắp nơi trên thế giới. Mời các bạn xem qua 12 điều thú vị về loài gấu trúc mà có thể bạn chưa biết.

Gấu trúc sơ sinh nặng chưa tới 0,1kg
Tuy gấu trúc trưởng thành có kích thước rất to lớn nhưng gấu trúc mới sinh lại vô cùng nhỏ bé, trọng lượng trung bình của một con non mới sinh chỉ khoảng 99g mà thôi, tức là còn nhẹ hơn những chiếc điện thoại di động mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Khi mới đẻ ra, toàn thân chúng có màu hồng và lông màu trắng nhạt, hoàn toàn không giống hình thù một con gấu trúc panda.

Gấu trúc sơ sinh bị mù hoàn toàn
Cũng giống như chó hay mèo nhà, gấu trúc sơ sinh khi mới đẻ ra sẽ không thấy gì cả vì 2 mắt của chúng bị khép chặt. Trung bình panda con sẽ mở mắt sau 45 ngày, khi hệ thần kinh thị giác của chúng đã tương đối hoàn chỉnh.


Gấu trúc sơ sinh có thể ngủ suốt 12h/ngày

Gấu trúc con dành tới 12 tiếng để ngủ mỗi ngày, cũng giống như đa số các động vật có vú sinh con non yếu khác (cần có một thời gian thích mới bắt đầu đứng và đi được), việc ngủ sẽ giúp gấu trúc con nhanh lớn và phát triển tốt hơn.

Khẩu phần ăn của gấu trúc cũng tương đối phong phú
Không phải thức ăn của gấu trúc panda 100% là cây trúc, khi sống trong tự nhiên chúng còn ăn cá, những bông hoa, cỏ dại, củ và rễ cây, thậm chí là chim chóc và các động vật gặm nhấm. Gấu trúc cũng ăn mật ong, chuối, trái cây nếu chúng tìm được. Tuy vậy trúc vẫn là thức ăn mà gấu trúc thích nhất, trúc là loài cây có tốc độ mộc nhanh nhất thế giới, sau mỗi 24h chúng có thể cao lên tới 1,2m là bình thường.

Gấu trúc có thể ăn hàng tá kg trúc mỗi ngày
Panda có thể ăn cả ngày, trung bình là 12 tiếng/ngày, suốt thời gian đó chúng có thể tiêu thụ tới 13kg cây trúc mỗi ngày.

Gấu trúc thích quan hệ tình dục hơn là chúng ta nghĩ
Rất hiếm để thấy gấu trúc sinh con khi sống trong môi trường bị nuôi nhốt ở trong vườn thú, vì vậy chúng ta cũng có suy nghĩ rằng gấu trúc "lười quan hệ tình dục". Thực tế thì ngược lại, gấu trúc cái thậm chí còn thích việc này hơn những con đực. Mỗi năm vào mùa sinh sản (mùa xuân), gấu trúc cái xu hướng "ham muốn" trong suốt 1 tuần liền và sẵn sàng tìm bạn tình để duy trì nòi giống.


Gấu trúc biết leo cây

Gấu trúc cũng biết leo cây và leo rất giỏi, tuy vậy thường chỉ có gấu trúc con hoặc gấu trúc cái trong thời kỳ tìm bạn tình mới hứng thú với việc leo cây, còn gấu trúc đực trưởng thành thích đi dưới đất hơn.

Chúng sinh 1-2 con mỗi lần
Mỗi lần sinh nở, gấu trúc mẹ cho ra đời 1-2 con non, nhanh nhất là sau mỗi 2 năm/lần. Gấu con sẽ sống với mẹ khoảng 1.5 năm, khi đủ lớn khôn thì sẽ ra sống riêng với bầy, không còn dựa gấu mẹ nữa.

Gấu trúc đã không còn thuộc diện "sắp sửa bị tuyệt chủng" nữa
Trong 10 năm qua, số lượng gấu trúc sống trong tự nhiên đã tăng 17%, hiện nay có hơn 2000 cá thể sống ngoài thiên nhiên, không còn nằm trong diện suýt bị tuyệt chủng nữa.


Khoa học vẫn chưa lý giải được màu đen trắng của chúng

Có ý kiến cho rằng màu đen trắng của gấu trúc là sự tiến hóa để giúp chúng ngụy trang trong tự nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng màu sắc như vậy sẽ giúp các con gấu "hòa lẫn" vào nhau, loài thiên địch sẽ không biết trong bầy có bao nhiêu con mà tấn công.

Gấu trúc có mùi cơ thể riêng biệt
Người ta cho rằng mỗi con gấu trúc sẽ có một mùi cơ thể riêng biệt, độc nhất, tức là không con nào giống với con nào. Mùi cơ thể này được cho là để giúp chúng nhận diện nhau trong bầy đàn. Ngoài ra gấu trúc cũng có các âm thanh riêng để gọi bầy khi cần thiết giao tiếp với nhau.

Gấu trúc không ngủ đông
Không giống với các loài gấu khác, gấu trúc không ngủ đông. Khi mùa đông giá lạnh đến, chúng đơn giản chỉ di chuyển đến những nơi ấm áp hơn và sống bình thường qua mùa đông.

Theo Telegraph

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/gau-truc-panda-khong-con-nam-trong-dien-co-nguy-co-bi-tuyet-chung.2640938/