Facebook quyết định không kiểm duyệt bức ảnh "Em bé Napalm", thay đổi chính sách sau loạt chỉ trích

Facebook đã vừa rút lại quyết định yêu cầu kiểm duyệt bức ảnh " Em bé Napalm" nổi tiếng của Nick Út trong một bài đăng của tổng biên tập thời báo Aftenposten (Na Uy) và phục hồi lại bức ảnh này sau khi vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng về cách xử lý máy móc. Phát biểu với tờ The Guardian, Facebook cho biết: "Chúng tôi cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc cho phép người dùng truyền đạt ý kiến của họ trong khi vẫn duy trì trải nghiệm an toàn và tôn trọng đối với cộng đồng toàn cầu."

Facebook đã vừa rút lại quyết định yêu cầu kiểm duyệt bức ảnh " Em bé Napalm " nổi tiếng của Nick Út trong một bài đăng của tổng biên tập thời báo Aftenposten (Na Uy) và phục hồi lại bức ảnh này sau khi vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng về cách xử lý máy móc. Phát biểu với tờ The Guardian, Facebook cho biết: "Chúng tôi cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc cho phép người dùng truyền đạt ý kiến của họ trong khi vẫn duy trì trải nghiệm an toàn và tôn trọng đối với cộng đồng toàn cầu."

Bức ảnh "Em bé Napalm" nổi tiếng của Nick Út.

Trong bức ảnh bức ảnh "Em bé Napalm", bà Phan Thị Kim Phúc (lúc đó mới 9 tuổi) đang chạy tại ngã ba Trảng Bàng, Tây Ninh trong tình trạng khỏa thân do quấn áo cháy hết, thân thể bị bỏng nặng sau khi máy bay của Không lực Việt Nam Cộng Hòa dội bom nhầm xuống nơi gia đình bà đang trú ẩn trong một cuộc giao tranh năm 1972. Phóng viên chiến trường Nick Út thuộc hãng thông tấn AP đã chụp lại khoảnh khắc này và bức ảnh đã trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất của chiến tranh Việt Nam. Nick Út cũng đã được trao tặng giải thưởng Pulitzer và bức ảnh "Em bé Napalm" đã được chọn làm ảnh báo chí thế giới năm 1972.

Bấm để mở rộng...

Chuyện bắt đầu khi Espen Egil Hansen - tổng biên tập tờ Aftenposten của Na Uy đăng tải một bài viết kèm bức ảnh "Em bé Napalm" trên trang Facebook của thời báo. Ngay sáng hôm sau, ông nhận được một email từ văn phòng Facebook tại Hamburg yêu cầu kiểm duyệt (che, làm mờ khu vực nhạy cảm trên bức ảnh) hoặc xóa bức ảnh. Chưa đầy 24 giờ kể từ khi nhận được email, Espen chưa kịp phản hồi thì Facebook đã tự động xóa bài viết cũng như hình ảnh đã được ông đăng tải.

Espen không phải là người duy nhất cảm thấy thất vọng về cách xử lý máy móc của Facebook. Ông đưa ra dẫn chứng là trước đó vài tuần, một nhà báo có tên Tom Egeland cũng sống tại Na Uy đã đăng tải trên Facebook 7 bức ảnh làm thay đổi lịch sử chiến tranh và ngay lập tức Facebook cũng đã xóa bỏ bức ảnh "Em bé Napalm" do có hình ảnh bà Kim Phúc khỏa thân. Khi Tom đưa ra ý kiến về những chỉ trích của bà Kim Phúc đối với Facebook trước đó khi cấm đăng tải bức ảnh này thì tài khoản của Tom lập tức bị khóa và ông không thể đăng nội dung mới.

Trong một bài viết gởi đến ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg được Espen đăng tải trực tiếp trnee trang Aftenposten, ông nhấn mạnh rằng đây là một vấn đề rất nghiêm túc. "Đầu tiên bạn (Mark Zuckerberg) tạo ra những quy định và chúng không thể phân biệt giữa nội dung khiêu dâm trẻ em và những bức ảnh chiến tranh nổi tiếng. Sau đó bạn thực thi những quy định này mà không cho phép người dùng đưa ra ý kiến. Cuối cùng bạn thậm chí còn kiểm duyệt cả những lời chỉ trích chống lại bạn, không tạo điều kiện thảo thuận để đưa ra quyết định và bạn trừng phạt những ai dám lên tiếng chỉ trích."

Có thể Mark Zuckerberg đã đọc được bức "tâm thư" của Espen và sau khi phục hồi bài đăng và hình ảnh "Em bé Napalm", Facebook đã phát đi thông báo nhấn mạnh rằng: "Sau khi nghe phản hồi từ cộng đồng, chúng tôi đã xem lại hệ thống các Tiêu chuẩn Cộng đồng được áp dụng trong trường hợp này. Một hình ảnh về một đứa trẻ trần truồng thông thường sẽ được cho là vi phạm các Tiêu chuẩn Cộng đồng của chúng tôi và tại một số quốc gia, hình ảnh đó thậm chí có thể được cho là nội dung khiêu dâm trẻ em. Trong trường hợp này, chúng tôi nhận ra tâm quan trọng lịch sử và tính toàn cầu của bức ảnh khi nó ghi lại một khoảnh khắc đặc biệt. Vì là một hình tượng lịch sử quan trọng, giá trị của việc cho phép chia sẻ hình ảnh này lớn hơn nhiều so với giá trị bảo vệ cộng đồng khi loại bỏ hình ảnh, do đó chúng tôi đã quyết định phục hồi bức ảnh này trên Facebook, tại đúng nơi nó bị loại bỏ. Chúng tôi cũng sẽ thay đổi những cơ chế đánh giá để cho phép người dùng chia sẻ bức ảnh trong thời gian tới. Sẽ mất thời gian để điều chỉnh các hệ thống này nhưng bức ảnh sẽ sẵn sàng được chia sẻ trong vài ngày tới. Chúng tôi luôn tìm cách cải tiến các chính sách nhằm đảm bảo rằng chúng vừa khuyến khích sự diễn đạt tự do, vừa giữ cho cộng đồng an toàn và chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà xuất bản cũng như các thành viên khác thuộc cộng đồng Facebook trong những vấn đề quan trọng như vậy trong thời gian tới."

Qua vụ việc trên, có thể thấy Facebook tiếp tục vấp phải các tình huống khó khăn khi cố gắng kiểm soát những gì xuất hiện trên trang News Feed. Hồi tháng 7, Facebook đã bị chỉ trích là cố tình can thiệp vào đoạn video được phát trực tiếp bởi Lavish Reynolds - người bạn gái của Philando Castile khi anh này bị một viên cảnh sát bắn chết tại bang Minnesota. Đoạn video đã biến mất nhiều giờ, sau đó mới xuất hiện trở lại trên Facebook.

Vào thời điểm odds, Mark Zuckerberg cho biết: "Những hình ảnh này rất đau lòng và nó sẽ tạo ra nỗi sợ hãi đối với cuộc sống thường nhật của hàng triệu người dùng Facebook." Điều này cho thấy Facebook nhận ra giá trị trong việc truyền tải những hình ảnh gây sốc và nội dung gây hoang mang nếu chúng có giá trị tin tức. Facebook sau đó đã giải thích rằng họ chỉ loại bỏ các nội dung gây sốc nếu như chúng khơi gợi hay khuyến khích bạo lực.

Theo TechCrunch thì Facebook nên cho phép người dùng thông báo về các nội dung gây shock nhưng có giá trị tin tức để mạng xã hội này có thể làm mờ những hình ảnh tiềm năng gây khó chịu với một dòng cảnh báo và người dùng có thể nhấn vào đó nếu họ vẫn muốn xem. Hiện tại, người dùng chỉ có thể báo cáo các nội dung gây khó chịu, gây sốc nhưng không có tùy chọn thông báo rằng nội dung này nên được giữ lại. Facebook cho biết người dùng chỉ việc báo cáo về hình ảnh và công ty sẽ gọi cho họ để hỏi cẩn phải làm gì với hình ảnh đó.

Ngoài ra, việc đặt một bảng cảnh báo che nội dung cũng có thể là một giải pháp đối với những trường hợp như bức ảnh "Em bé Napalm", ít nhất là cho đến khi Facebook có thể đưa ra quyết định cho hiển thị toàn vẹn bức ảnh hay che lại thay vì xóa các bài đăng chứa bức ảnh.

Theo: TechCrunch ; Aftenposten

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/facebook-quyet-dinh-khong-kiem-duyet-buc-anh-em-be-napalm-thay-doi-chinh-sach-sau-loat-chi-trich.2641004/